Luật Doanh Nghiệp

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức mua bán doanh nghiệp?

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức mua bán doanh nghiệp là câu hỏi nhiều người chủ doanh nghiệp quan tâm. Trong thời kỳ đại dịch Covid-19 diễn ra ngày càng phức tạp, đã và đang có rất nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, nhẹ hơn là tiến hành bán doanh nghiệp của mình cho các doanh nghiệp khác. Hôm nay Chuyên Tư Vấn Luật sẽ tiến hành giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, mời quý bạn đọc cùng theo dõi:

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức mua bán doanh nghiệp

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức mua bán doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách treo biển hiệu doanh nghiệp đúng quy định pháp luật

Các hình thức mua bán doanh nghiệp

Mua bán doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp (DN thâu tóm) tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác (DN mục tiêu) thông qua việc mua lại toàn bộ hoặc một tỷ lệ cổ phần hoặc tài sản của DN mục tiêu đủ để khống chế toàn bộ các quyết định của doanh nghiệp đó.

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, các hình thức mua bán doanh nghiệp gồm:

  • Mua lại tài sản: nghĩa là mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản và/hoặc nợ của DN mục tiêu. Mua lại tài sản có các phương thức sau:
  • Mua lại một DN/tài sản DN: Tài sản của doanh nghiệp có thể là tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, quyền sử dụng đất đai…) hoặc vô hình (thương hiệu, bản quyền, đội ngũ nhân sự, kênh phân phối…) Phần bán đi sẽ bị tách ra khỏi DN bán, DN thâu tóm chỉ mua phần tài sản mà không tham gia sở hữu DN bán;
  • Mua lại một dự án BĐS: Khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt với những doanh nghiệp đầu tư phát triển BĐS;
  • Mua nợ: Đây là phương thức mua bán DN và sáp nhập DN gián tiếp. Khi doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản và không thể trả nợ, chủ nợ có thể tìm một doanh nghiệp có khả năng tài chính mua lại phần nợ với giá thỏa thuận. DN mua nợ trở thành chủ nợ mới và có thể thỏa thuận để chuyển đổi khoản nợ thành vốn cổ phần và thực thi quyền sở hữu;
  • Mua lại cổ phiếu: DN mục tiêu tiếp tục tồn tại và các tài sản của nó không bị ảnh hưởng. Mua lại cổ phiếu gồm:
  • Mua cổ phiếu: Khi một DN tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành cổ phiếu ra công chúng, một DN khác có thể tham gia mua, thâu tóm một phần cổ phiếu và tham gia quản trị điều hành hoặc định đoạt quyền sở hữu của DN đó  tùy theo mục tiêu chiến lược của mình;
  • Mua gom cổ phiếu: Đây là cách thường thấy khi thị trường chứng khoán sụt giảm, các DN niêm yết có giá trị vốn hóa thấp sẽ thành mục tiêu bị thu gom;
  • Hoán đổi/chuyển đổi cổ phiếu: Thường diễn ra với những DN có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong cùng một tập đoàn. Với trường hợp này, vấn đề quan trọng nhất là thẩm định, định giá để đảm bảo lợi ích của các cổ đông của các bên, còn về chiến lược kinh doanh hoặc các thủ tục pháp lý thường không bị ảnh hưởng hay xáo trộn.

>>>Xem thêm: Thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế

Các hình thức mua bán doanh nghiệp

 

Các hình thức mua bán doanh nghiệp

Những yếu tố quyết định việc lựa chọn hình thức mua bán doanh nghiệp

  • Loại hình doanh nghiệp (DN mục tiêu): tùy vào từng loại hình DN mà sẽ có các hình thức mua bán doanh nghiệp khác nhau. Ví dụ: Việc mua bán Công ty cổ phần được thực hiện bằng cách chuyển nhượng cổ phần còn Doanh nghiệp tư nhân có quyền bán toàn bộ DN của mình cho người khác.
  • Mục đích mua lại DN mục tiêu của DN thu gom: Mua bán doanh nghiệp là hình thức một cá nhân, tổ chức mua lại toàn bộ tài sản hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp và trở thành chủ sở hữu mới của doanh nghiệp đó. Đối với tài sản của doanh nghiệp thì việc mua bán này đơn thuần chỉ là giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thông thường như máy móc, nhà xưởng, bàn ghế… Người mua theo hình thức này không phải chịu trách nhiệm, nghĩa vụ gì với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Việc mua bán này thì pháp luật không quy định điều chỉnh mà cho các bên tự do thỏa thuận theo quy định của pháp luật dân sự. Còn đối với việc mua bán lại toàn bộ doanh nghiệp, tức không chỉ bán tài sản hữu hình mà lúc này còn bán cả những tài sản vô hình của doanh nghiệp, người mua sẽ trở thành chủ sở hữu và chịu trách nhiệm pháp lý với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên lúc này, pháp luật quy định các hình thức mua bán mà các chủ thể được thực hiện.

>>>Xem thêm: Trình tự, thủ tục thanh lý tài sản cố định của doanh nghiệp bị giải thể

Thủ tục mua bán doanh nghiệp

Việc mua bán doanh nghiệp thực hiện theo 03 bước sau:

  • Xem xét, đánh giá doanh nghiệp mục tiêu: Giai đoạn này rất quan trọng đối với người mua. Các công việc cần xem xét, đánh giá DN được mua lại bao gồm: Các báo cáo tài chính, các khoản phải thu và phải chi, đội ngũ nhân viên, khách hàng, địa điểm kinh doanh, tình trạng cơ sở vật chất, các đối thủ cạnh tranh, đăng ký kinh doanh, các giấy phép và việc phân chia khu vực kinh doanh, hình ảnh DN…
  • Định giá và đàm phán giá: DN thu gom sẽ tiến hành định giá DN mục tiêu sau khi tìm hiểu và quyết định mua là DN đó. Tiếp theo lựa chọn hình thức mua bán doanh nghiệp và lựa chọn nguồn tài chính phù hợp cho thương vụ. Cuối cùng là đàm phán giá và thương lượng các điều khoản cụ thể trong hợp đồng.
  • Hoàn tất hoạt động mua bán doanh nghiệp: Hoàn tất chuyển sở hữu DN và giải quyết các vấn đề tồn đọng sau khi mua doanh nghiệp.
Thủ tục mua bán lại doanh nghiệp

        Thủ tục mua bán lại doanh nghiệp

>>>Xem thêm: Tư vấn, soạn thảo, đàm phán giao kết hợp đồng thương mại

Những lưu ý trước khi mua bán doanh nghiệp

  • Khía cạnh pháp lý: quy định về mua bán doanh nghiệp nằm rải rác ở Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh. Vì vậy DN cần tìm hiểu các quy định để đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ các quy định pháp luật của Việt Nam trong việc mua lại DN, giảm thiểu tối đa rủi ro về mặt pháp lý cho DN;
  • Đội ngũ nhân viên: Sự thành công của một DN không chỉ dự vào nhà lãnh đạo mà còn phụ thuộc vào chất lượng của các nhân viên. DN thu gom trước khi mua lại cần xem xét trình độ chuyên môn, thái độ làm việc của các nhân viên;
  • Khách hàng: Việc mua lại một DN mục đích chủ yếu là để tận dụng các điều kiện có sẵn để làm bàn đạp phát triển cho nhà đầu tư. Khách hàng chính là tài sản quý giá nhất của một DN, vì vậy DN thu gom cần tìm hiểu về lượng khách hàng để xây dựng và phát triển hướng đi cho DN sau khi mua lại;
  • Thương hiệu: Thương hiệu được xem là tài sản vô hình của DN. Việc lựa chọn các DN đã có thương hiệu nổi tiếng sẽ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí xây dựng hình ảnh thương hiệu.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Chuyên Tư Vấn Luật về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức mua bán doanh nghiệp. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào khác. Vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP của chúng tôi tiến hành giải đáp rõ hơn. Trân trọng.

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết