Luật Xây Dựng

Thủ tục yêu cầu bồi thường khi xây dựng nhà ở trái pháp luật gây thiệt hại

Bồi thường khi xây dựng nhà ở trái pháp luật gây thiệt hại là thủ tục nhằm để bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Vậy để thực hiện việc này, bạn cần thực hiện những TRÌNH TỰ, THỦ TỤC nào cho phù hợp với quy định của pháp luật. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để giải quyết vấn đề này nhé.

Xây dựng nhà ở trái pháp luật gây thiệt hại phải bồi thường theo luật định

Thế nào là xây dựng nhà ở trái pháp luật?

  • Pháp luật xây dựng không có quy định hay giải thích thế nào là xây dựng nhà ở trái phép; đây là cách gọi phổ biến của người dân để chỉ hành vi vi phạm sau: xây dựng trái phép là hành vi của tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được UBND cấp huyện, cấp tỉnh cấp
  • Theo Điều 174 Bộ luật dân sự 2015 quy định khi xây dựng công trình, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

>>Mời bạn tham khảo thêm bài viết: XÂY NHÀ TRÊN ĐẤT NÔNG NGHIỆP BỊ PHẠT BAO NHIÊU

Quy định bồi thường khi xây dựng nhà ở trái luật gây thiệt hại

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI như sau:

  • Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

  • Điều 605 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Tức là, khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại, người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng.
  • Bộ luật dân sự năm 2015 không xác định thứ tự chịu trách nhiệm của chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng tài sản. Điều đó dẫn đến khó khăn trong việc xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra, ví dụ như: khi chủ sở hữu đã chuyển giao cho người khác quản lý, sử dụng rồi thì có phải bồi thường nếu có thiệt hại hay không? Do đó, cần phải xác định thứ tự chịu trách nhiệm bồi thường và phải phân định được trách nhiệm của chủ thể khi nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại.

Thủ tục kiện đòi bồi thường thiệt hại khi xây nhà ở trái luật

Thủ tục bồi thường thiệt hại khi xây dựng nhà ở trái pháp luật

Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục kiện đòi bồi thường được thực hiện như sau:

  • Nộp đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán tiến hành xem xét đơn khởi kiện và ra một trong số các quyết định như yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển đơn khởi kiện cho Tòa có thẩm quyền; trả lại đơn khởi kiện và nêu rõ lý do.
  • Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý. Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.
  • Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.
  • Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Xử lý hành vi xây dựng nhà ở trái pháp luật

  • Xử phạt xây dựng nhà, công trình TRÁI PHÉP sẽ bị xử phạt theo hình thức phạt tiền. Mức xử phạt xây dựng trái phép bị phạt bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào loại công trình, mức độ hành vi vi phạm lần đầu hay tái phạm. (mức xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng) 
  • Cụ thể theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.

Vai trò của Luật sư trong việc xây dựng nhà ở trái pháp luật

Luật sư tư vấn giải quyết vấn đề

Nếu như trong quá trình xây dựng nhà ở xảy ra thiệt hại mà thiệt hại này xuất phát từ việc trái quy định của pháp luật thì bạn nên tìm cho mình Luật sư để giải quyết một cách hiệu quả. Cụ thể Luật sư sẽ giải quyết các vấn đề như:

  • Tư vấn, giải thích các quy định của pháp luật về việc xây dựng nhà ở trái pháp luật gây thiệt hại;
  • Tư vấn thủ tục cần thiết để yêu cầu bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà ở trái pháp luật;
  • Soạn đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại khi xây dựng nhà ở trái pháp luật.

>>Mời bạn tham khảo thêm bài viết: THỦ TỤC CẤP PHÉP XÂY DỰNG NHÀ Ở NÔNG THÔN

Bài viết trên đã cung cấp thông tin về thủ tục yêu cầu bồi thường khi xây dựng nhà ở trái pháp luật gây thiệt hại. Nếu như bạn còn gặp khó khăn về việc yêu cầu bồi thường thiệt hại khi xây dựng nhà ở trái pháp luật hay có nhu cầu sử dụng được Luật sư tư vấn luật đất đai thì hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

4.5 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 713 bài viết