Luật Dân sự

Yêu cầu bồi thường do thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền

Yêu cầu bồi thường do thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền  là vấn đề đang được quan tâm do việc quyền cho người khác thực hiện thay quyền diễn ra phổ biến trong đời sống. Cùng với đó là việc bên nhận ủy quyền vượt quá phạm vi ủy quyền do nguyên nhân chủ quan và khách quan gây thiệt hại cho bên ủy quyền hoặc bên thứ ba. Chuyên tư vấn luật sẽ giải quyết các thắc mắc xoay quanh vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Yêu cầu bồi thường thiệt hạiYêu cầu bồi thường thiệt hại

Quy định về đại diện theo ủy quyền theo Bộ luật Dân sự

Căn cứ xác lập quyền đại diện

Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện. Bản chất của quan hệ đại diện này là người đại diện trực tiếp biểu lộ ý chí của mình đến người đại diện thông qua một hình thức nhất định.

Thời hạn đại diện

Thời hạn đại diện dựa trên thỏa thuận giữa các bên hoặc do luật quy định cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.

Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì thời hạn đại diện được xác định như sau:

  • Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;
  • Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

Phạm vi đại diện

Phạm vi ủy quyền được quy định tại Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

  • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
  • Điều lệ của pháp nhân;
  • Nội dung ủy quyền;
  • Quy định khác của pháp luật.

Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.

Phạm vi ủy quyền là nội dung công việc là người ủy quyền muốn người được ủy quyền thực hiện nhân danh và vì lợi ích của mình, nội dung này do hai bên tự thỏa thuận hoặc do ý chí của bên ủy quyền đưa ra, bên được ủy quyền phải thực hiện trong phạm vi công việc được ủy quyền. Pháp luật không quy định cụ thể việc ủy quyền phải được xác lập trên hình thức nào nên có thể hiểu các bên sẽ xác lập bằng văn bản hoặc bằng lời nói.

Hậu quả của việc thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền?

Về nguyên tắc, người được đại diện không phải gánh chịu bất kỳ một hậu quả pháp lý nào từ hành vi do người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi thẩm quyền trừ khi người đại diện biết về hành vi đó và hậu quả từ hành vi này gây thiệt hại thì phải bồi thường. Quy định cụ thể tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện:

Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

  • Người được đại diện đồng ý;
  • Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
  • Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Yêu cầu bồi thường do thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền

Thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyềnThực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền

Thẩm quyền giải quyết

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự và hợp đồng dân sự thuộc về Tòa án (căn cứ khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Thẩm quyền của Tòa án các cấp thuộc về Toà án nhân dân cấp huyện (Căn cứ điểm a Khoản Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc Tòa án nơi nguyên đơn cư trú làm việc nếu các đương sự có thỏa thuận (căn cứ điểm a, điểm 1 Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

Trình tự thủ tục và hồ sơ

Đơn khởi kiện phải có nội dung chính theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện thông qua các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

Luật sư tư vấn yêu cầu bồi thường do thực hiện công việc vượt quá phạm vi đại diện

Tư vấn mức bồi thường thiệt hạiLuật sư tư vấn yêu cầu bồi thường

  • Tư vấn pháp luật về hợp đồng ủy quyền.
  • Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.
  • Tư vấn giải quyết giao dịch vượt quá phạm vi ủy quyền.
  • Hỗ trợ khách hàng soạn thảo đơn khởi kiện.
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.

Bài viết trên là các nội dung liên quan đến quy định của pháp luật về đại diện theo ủy quyền,  bồi thường do thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền và trình tự thủ tục khởi kiện do đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Nếu quý khách hàng còn có những thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan, quý khách hàng có thể liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn.

5 (19 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân Sự, Hình Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 756 bài viết

error: Content is protected !!