Luật Đất Đai

Xử phạt lấn chiếm đất rừng như thế nào?

Việc xử phạt lấn chiếm đất rừng là việc chủ thể có thẩm quyền tiến hành bằng biện pháp hành chính để xử lý những chủ thể đã có hành vi lấn chiếm đất rừng. Việc xử phạt được tiến hành theo trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai hiện hành. Tùy theo tính chất vụ việc vi phạm thì mức xử phạt sẽ khác nhau.

Quy định về xử phạt hành vi lấn chiếm đất rừng
Quy định về xử phạt hành vi lấn chiếm đất rừng

Hành vi lấn chiếm đất rừng là gì?

Hành vi lấn chiếm đất rừng có thể hiểu là hành vi sử dụng đất rừng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất rừng.

Hành vi trên thuộc hành vi bị cấm trong Luật đất đai 2013, cụ thể Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định các hành vi cấm trong lĩnh vực đất đai, trong đó có quy định là cấm hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

Đối tượng nào bị áp dụng các biện pháp xử phạt lấn chiếm đất rừng?

Đối tượng có hành vi vi phạm hành chính trong việc lấn chiếm đất rừng bị xử phạt bao gồm:

  1. Một, hộ gia đình, cộng đồng dân cư; cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân)
  2. Hai, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức);
  3. Ba, cơ sở tôn giáo.

Biện pháp và mức xử phạt lấn chiếm đất rừng như thế nào?

Biện pháp và mức phạt áp dụng khi xử phạt lấn chiếm đất rừng được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai bị áp dụng các biện pháp xử phạt và khắc phục hậu quả sau:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
  • Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Lấn chiếm đất rừng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lấn chiếm đất rừng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Biện pháp khắc phục hậu quả (theo khoản 7 Điều 14) gồm:

  1. Một, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi vi phạm trên.
  2. Hai, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi lấn chiếm đất rừng.
  3. Ba, buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định;
  4. Bốn, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật

Ai có thẩm quyền xử phạt lấn chiếm đất rừng?

Khi đã xác định được trên thực tế có hành vi lấn chiếm đất rừng thì tùy trường hợp, tính chất hành vi mà sẽ xác định thẩm quyền xử phạt lấn chiếm đất rừng theo quy định pháp luật tại chương III, Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai, gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai;
  • Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh thanh tra Sở tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ;
  • Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai.

Trên đây là tư vấn luật đất đai về quy định về xử phạt lấn chiếm đất rừng, mức xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, trình tự thủ tục xử phạt tuân theo quy định pháp luật về xử phạt hành chính về lĩnh vực đất đai. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn thêm hãy liên lạc qua số hotline 1900 63 63 87 để được hướng dẫn cụ thể.

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết

10 thoughts on “Xử phạt lấn chiếm đất rừng như thế nào?

  1. Avatar
    Nguyên says:

    Anh cho em hỏi là khi có hành vi lấn, chiếm đất rừng xảy ra thì ai, đơn vị nào chịu trách nhiệm xác lập hồ sơ và đề xuất xử lý, và được quy định ở điều nào theo luật hay nghị định nào?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Xin chào bạn Nguyên, vấn đề của bạn chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      thứ nhất, thẩm quyền giải quyết
      Khi đã xác định được trên thực tế có hành vi lấn chiếm đất rừng thì tùy trường hợp, tính chất hành vi mà sẽ xác định thẩm quyền xử phạt lấn chiếm đất rừng theo quy định pháp luật tại chương III, Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai, gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành đất đai; Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh thanh tra Sở tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp Bộ; Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai.
      thứ hai, cách thức xử lý
      Biện pháp và mức phạt áp dụng khi xử phạt lấn chiếm đất rừng được quy định tại Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính lĩnh vực đất đai bị áp dụng các biện pháp xử phạt và khắc phục hậu quả sau:
      Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
      Biện pháp khắc phục hậu quả gồm:
      Một, buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi vi phạm trên.
      Hai, buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi lấn chiếm đất rừng.
      Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn,mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline:0908 748 368 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn

    • Avatar
      Hồ minh says:

      Chao anh! Cho e hỏi tôi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng rừng keo sản xuất, trong khi phát không may bị lấn chiếm vào rừng cộng đồng 0,019 ha thi phải làm như thế nào?

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Hồ Minh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
        Đối với hành vi lấn chiếm đất có khả năng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
        1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
        a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
        b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
        c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
        d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
        đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
        2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
        a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
        b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
        c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
        d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
        đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
        3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
        a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
        b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
        c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
        d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
        đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
        e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
        Biện pháp khắc phục hậu quả đưuọc quy định tại khoản 7 điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
        Biện pháp khắc phục hậu quả:
        a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
        b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
        c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
        d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
        – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

  2. Avatar
    Thanh Lực says:

    Anh cho tôi hỏi: Trường hợp lấn chiếm đất rừng trồng cây keo đã thành rừng, thì cây keo trên đất xử lý như thế nào? có được xem là tài sản vi phạm?

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Thanh Lực! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai thì:
      3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
      a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
      b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
      c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
      d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
      đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
      e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

      7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
      a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
      b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
      c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
      d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

  3. Avatar
    Minh says:

    Chao anh? E la người thiếu số vung nông thôn, e có câu hỏi hỏi luật sư, nhà e có một miếng đất đã có quyền sử dụng đất trồng rừng sản suất, không may trong khi phát đã lấn chiếm rừng cộng đồng gần 2000m2 thi e phải làm thế nào?

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Đối với hành vi lấn chiếm đất có khả năng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
      1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
      a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
      b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
      c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

      2. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
      a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;
      b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
      c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

      3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
      a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
      b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
      c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

      Biện pháp khắc phục hậu quả đưuọc quy định tại khoản 7 điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:
      Biện pháp khắc phục hậu quả:
      a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;
      b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
      c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;
      d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

  4. Avatar
    Trang says:

    xin chào chuyên viên. cho tôi hỏi, nơi tôi ở là vùngđảo ven biển, trước kia da số 1/2 đảo là đất hoang không thuộc quyền sở hữu của ai, kể từ ngày có thông tin đảo nơi tôi ở phát triển khu du lịch thì người dân bắt đầu đi khai thác lấn chiếm đất làm của riêng và họ liên lạc với chính quyền làm sổ đỏ để bán, hiện nay 1/2 đất đã được khai thác và bán hết rồi. vậy cho tôi hỏi trường hợp này có vi phạm luật đất đai, có phải là tội lấn chiếm đất nhà nước không?

    • Avatar
      Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý says:

      Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
      Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *