Luật Hành Chính

Xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường

Thủ tục xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường là một trong những biện pháp quan trọng để xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường hiện nay, góp phần làm đẹp mỹ quan đô thị cũng như bảo vệ sức khỏe của mỗi người dân. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả tìm hiểu về các quy định, thủ tục để xử phạt hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường khi bắt gặp tình trạng này ở khu dân cư nơi mình sinh sống.

Nước thải sinh hoạtNước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nước

Nước thải sinh hoạt là gì ?

Là loại nước được thải ra môi trường xung quanh trước và trong quá trình tắm, vệ sinh, giặt tẩy, nấu nướng, ăn uống, và các hoạt động thường ngày khác của người dân sinh sống và làm việc trong các khu dân cư, công trình làm việc, trung tâm thương mại, khu vui chơi, … Tại các thành phố có mật độ dân cư đông đúc thì lượng nước thải sinh hoạt này nếu chưa được xử lý mà đổ ra môi trường xung quanh là rất nguy hại. Do vậy hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt rất thật sự cần thiết.

Nguồn gốc nước thải sinh hoạt

  • Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt rất đa dạng. Mọi hoạt động như: tắm rửa, giặt giũ quần áo, rửa chén, sơ chế thức ăn, dọn dẹp… đều cần phải dùng nước.Và nước sau khi đã sử dụng xong được gọi là nước thải sinh hoạt. Ngay cả nhu cầu cá nhân như vệ sinh và việc thải các chất trong cơ thể ra bên ngoài cũng được tính là nước thải sinh hoạt.
  • Chính vì sự phong phú về nguồn gốc nước thải sinh hoạt nên khi xét về thành phần, cấu tạo thì nước bẩn này có phức tạp hơn nhiều so với các loại nước thải khác. Điều này cũng ảnh hưởng khi ít đến việc xử lý nước thải. Nếu chúng ta xử lý không đúng quy trình, hay thực hiện sơ sài thì nước thải ra vẫn còn chứa nhiều chất gây hại.

Quy định về việc thoát nước thải sinh hoạt ra môi trường

Các quy định chung bao gồm những thông tin như phạm vi điều chỉnh, đối tượng được áp dụng cũng như các thuật ngữ được sử dụng trong tiêu chuẩn quy chuẩn này.

Phạm vi điều chỉnh

  • Tài liệu quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT đưa ra những quy định về xử lý nước thải sinh hoạt như giá trị về các thông số gây ô nhiễm môi trường tối đa có trong nước thải sinh hoạt được phép thải ra nguồn tiếp nhận ngoài môi trường.
  • Tuy nhiên quy định này không áp dụng cho các trường hợp nước thải sinh hoạt thải ra hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đối tượng áp dụng trong quy định

  • Tài liệu quy chuẩn này áp dụng đối với các đối tượng như cơ sở công cộng, dịch vụ, khu vực dân cư, khu chung cư, doanh trại lực lượng vũ trang, các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có xả nước thải sinh hoạt ra ngoài môi trường.

Thuật ngữ trong quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT

  • Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ quá trình vệ sinh tắm giặt của con người, ngoài ra các nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất, nước thải từ hoạt động nấu nướng, dọn dẹp vệ sinh nhà bếp do vậy thành phần trong nước thải sinh hoạt có chứa dầu, mỡ, vi khuẩn,…
  • Nguồn tiếp nhận nước thải sinh hoạt là nguồn nước mặt như sông, suối, ao, hồ và các vùng nước ở ven biển được xác định làm nơi tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt thải ra môi trường từ các khu dân cư, khu vui chơi, trung tâm thương mại,…

Xả nước thải sinh hoạt ra đường có vi phạm pháp luật

Xả nước thải chưa xử lý ra môi trường và nước thải này không đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là hành vi bị cấm theo luật. Theo Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường:

  • Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
  • Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
  • Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
  • Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
  • Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
  • Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xả nước thải sinh hoạt ra đường có vi phạm pháp luậtXả nước thải sinh hoạt ra đường có vi phạm pháp luật

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường

Khi xả nước thải sinh hoạt cần phải xả đúng nơi quy định. Nếu việc xả nước thải sinh hoạt ảnh hưởng đến việc đi lại, đến các công trình giao thông khác và làm mất vệ sinh chung thì bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Hành vi xả nước thải chưa xử lý vào môi trường phải phân tích thông số nguy hại như thế nào thì mới có căn cứ để xử phạt hành chính. Quy định xử phạt tại Điều 18, Điều 19 Nghị định 45/2022/NĐ-CP:

  • Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
  • Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10m3/ngày (24 giờ)
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồngtrong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồngtrong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40m3/ngày (24 giờ);
  • Biện pháp khắc phục hậu quả:
  • Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
  • Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này”

Điều 19. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%).
  • Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 1,1 lần đến dưới 1,5 lần hoặc xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần trong trường hợp tái phạm, vi phạm nhiều lần bị xử phạt như sau:
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
  • d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
  • Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 02 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 03 lần hoặc giá trị pH từ 04 đến dưới cận dưới của quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5; 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 đến dưới 05 lần hoặc giá trị pH từ 02 đến dưới 04 hoặc từ 10,5 đến dưới 12,5; 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 lần trở lên hoặc giá trị pH dưới 02 hoặc từ 12,5 đến 14. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng
  • Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài bị xử phạt tiền, người có hành vi xả thải nước sinh hoạt ra đường; còn phải khắc phục hậu quả; đó là Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi xả nước thải sinh hoạtXử phạt vi phạm hành chính với hành vi xả nước thải sinh hoạt

Luật sư tư vấn về việc thực hiện hành vi xả nước thải sinh hoạt

  • Luật sư tư vấn về cho khách hàng về các hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường không vi phạm pháp luật.
  • Giúp khách hàng thực hiện quyền và nghĩa vụ tố giác hành vi xả nước thải sinh hoạt ra đường.
  • Hướng dẫn khách thực hiện việc xả nước thải sinh hoạt ra đường theo đúng trình tự, thủ tục thực hiện việc xả nước thải sinh hoạt theo đúng quy định pháp luật.

Bài viết trên đã thể hiện những quy định pháp luật về nước thải sinh hoạt và mức phạt khi có sự vi phạm. Nếu quý khách còn bất kì vướng mắc nào về hồ sơ cũng như trình tự, thủ tục hay mức xử phạt đối với hành vi xả nước thải sinh hoạt. Vui lòng liên hệ với Luật Sư Hành Chính của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87. Xin cảm ơn!

4.9 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết