Luật Doanh Nghiệp

Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết

Trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sẽ có nhiều biến động đến dòng tiền, trong đó phần vốn góp/cổ phần và các thành viên trong công ty sẽ bị ảnh hưởng. Một trong những biến động có thể xảy ra là khi thành viên công ty chết liệu khi đó phần vốn mà họ sở hữu đã góp vào công ty sẽ như thế nào? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ tư vấn về việc Xử lý phần góp vốn/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết mời quý bạn đọc theo dõi: xử lý phần vốn góp cổ phần

Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết

Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết

Căn cứ quy định tại Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020; cụ thể tại khoản 1 và khoản 5 theo đó quy định:

Thừa kế theo pháp luật

Trong trường hợp thành viên chết mà không có di chúc thì khoản vốn góp/ cổ phần sẽ được chuyển giao cho những người thừa kế theo pháp luật cụ thể tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
  • Hàng thừa kế thứ nhất: vợ/chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
  • Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý:
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau, đối với những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
  • Trường hợp người thừa kế là người chưa thành niên hoặc người bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của người thừa kế có quyền định đoạt đối với khoản vốn góp mà người thừa kế được thừa kế. Tuy nhiên cần lưu ý, việc định đoạt này phải nhằm phục vụ nhu cầu, vì lợi ích của người được thừa kế.
Việc xử lý phần vốn góp/cổ phần cần chú ý xác định đầy đủ chủ sở hữu của khoản vốn góp/cổ phần đó theo quy định của Luật Hôn nhân gia đình:
  • Trong trường hợp thành viên công ty tham gia góp vốn trước thời kỳ hôn nhân hoặc trong thời kỳ hôn nhân nhưng có thỏa thuận khoản vốn góp là tài sản riêng của thành viên thì chỉ thành viên đó là chủ sở hữu phần vốn góp.
  • Trường hợp khoản vốn góp được góp trong thời kỳ hôn nhân mà không có bất kỳ thỏa thuận hoặc giấy tờ chứng minh nào thì mặc nhiên nhận định đây là tài sản chung của vợ chồng. Như vậy, vợ hoặc chồng của thành viên công ty chết sẽ sở hữu một nửa giá trị khoản vốn góp. Khi chia thừa kế, phải tách riêng phần này ra vì nó thuộc sở hữu của người đó.
thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo di chúc

  1. Trong trường hợp thành viên góp vốn chết và để lại di chúc tên những người được hưởng:
  • Người có tên trong di chúc được thừa kế khoản vốn góp vào công ty sẽ trở thành thành viên hợp pháp của công ty.
  • Khi có di chúc, việc phân chia di sản thừa kế khá đơn giản vì đã xác định được ý nguyện của người đã mất.
  • Di chúc được lập hợp pháp được Nhà nước công nhận và Pháp luật bảo vệ.
  1. Tuy nhiên, tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định trường hợp những người hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc:
  • Việc không cho hưởng di sản được hiểu là người lập di chúc thể hiện rõ ý chí truất quyền hưởng di sản của những người được quy định Điều 644 hoặc là không đề cập đến những người này trong di chúc.
  • Trường hợp người lập di chúc cho những người này hưởng di sản nhưng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật thì họ cũng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, họ phải được hưởng ít nhất bằng 2/3 suất thừa kế nói trên.
  • Điều kiện để hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc cũng giống như những người thừa kế hợp pháp khác của người để lại di sản, người thuộc diện thừa kế bắt buộc phải tuân thủ các yêu cầu: Không từ chối hưởng di sản thừa kế theo Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015; Không bị mất quyền thừa kế di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Cá nhân còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
thừa kế theo di chúc

Thừa kế theo di chúc

Trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty

  • Trường hợp người thừa kế không muốn trở thành thành viên công ty do không muốn tiếp tục tham gia hoạt động kinh doanh hoặc cần tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác. Khi đó, người thừa kế có thể yêu cầu công ty mua lại phần di sản mà mình được thừa kế.
  • Công ty mua lại hoặc chuyển nhượng cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ vốn góp của họ, quá 30 ngày kể từ ngày thông báo chuyển nhượng mà các thành viên khác không mua, có quyền chuyển nhượng cho người ngoài với cùng điều kiện chuyển nhượng như đã chào bán cho các thành viên trong công ty.

Thủ tục để chuyển giao phần di sản thừa kế

Bước 1: Họp mặt thừa kế Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
  • Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
  • Cách thức phân chia di sản.
Bước 2: Thỏa thuận phân chia tài sản
  • Phần vốn góp/cổ phần là tài sản được thừa kế phải được phân chia theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
  • Kết quả của việc phân chia này là Thỏa thuận phân chia tài sản. Thỏa thuận này bắt buộc phải đi công chứng.
Bước 3: Niêm yết công khai văn bản nhận thừa kế. Bước 4: Sang tên phần vốn góp/cổ phần.
  1. Hồ sơ cần chuẩn bị:
  • Văn bản khai nhận thừa kế
  • Giấy chứng tử của thành viên chết
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên chết
Đây là cơ sở để công ty thực hiện thủ tục sang tên cho người nhận thừa kế.
  1. Thủ tục cập nhật sổ đăng ký cổ đông
  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
  • Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
  • Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số CCCD/CMND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác với cổ đông là cá nhân;
  • Tên, mã số doanh nghiệp hoặc số quyết định thành lập, địa chỉ trụ sở chính với cổ đông là tổ chức;
  • Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

Thông tin liên hệ luật sư

Đội ngũ luật sư tại Chuyên Tư Vấn Luật là những luật sư cựu cuội trong nghề, mỗi luật sư bằng chuyên môn, nhiệt huyết và đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng hỗ trợ mọi thủ tục pháp lý khi Quý khách tin chọn. Để được hỗ trợ, Quý khách có thể lựa chọn qua các hình thức:

Tư vấn trực tiếp

  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Tư vấn trực tuyến

  • Email : chuyentuvanluat@gmail.com
  • Hotline : 1900.63.63.87
  • Fanpage : CHUYÊN TƯ VẤN PHÁP LUẬT
  • Zalo : Công Ty Luật Long Phan
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn của chúng tôi về Xử lý phần vốn góp/cổ phần trong doanh nghiệp khi chủ sở hữu chết. Hy vọng bài viết có thể giúp ích, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này hoặc cần TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900 63 63 87. Luật sư của Long Phan PMT hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Hotline 1900.63.63.87 luôn sẵn sàng lắng nghe những thắc mắc từ quý khách hàng mọi lúc, mọi nơi, kết nối bạn đến với những tư vấn từ những luật sư giỏi về chuyên môn, nhiệt tình trong công việc. Xin cảm ơn. *Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.    

4.5 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 726 bài viết