Luật Hình Sự

Xử lý hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử

Tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử bị xử phạt như thế nào là một vấn đề được dư luận xã hội quan tâm. Xuyên tạc lịch sử là hành vi mà các thế lực thù địch chống phá Việt Nam thường xuyên sử dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó, hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc cũng nguy hiểm không kém. Vậy pháp luật xử lý vi phạm trên như thế nào? Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin cho Quý bạn đọc.

Tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử bị xử phạt như thế nàoTuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử bị xử phạt như thế nào

Quy định pháp luật về hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử

Tại Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Xuyên tạc nội dung lịch sử là sự xuyên tạc có chủ đích bằng cách tạo ra và phát tán thông tin không đúng sự thật về các sự kiện lịch sử theo các cấp độ từ mơ hồ, phiến diện, thêm thắt, cắt xén, thổi phồng, bóp méo đến bịa đặt hòng làm cho người tiếp nhận thông tin hiểu sai bản chất sự thật. Qua đó, các đối tượng nhằm thực hiện âm mưu phá hoại nền tảng tư tưởng, phủ nhận công lao, đóng góp của lịch sử. Hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như phát hành một bộ phim có nội dung xuyên tạc lịch sử, phát hành, sử dụng bài hát có nội dung xuyên tạc lịch sử, bài viết trên mạng xã hội,..

Xử lý hành vi vi phạm tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử

Xử lý hành vi vi phạm tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử

Xử lý hành vi vi phạm tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử

Xử phạt hành chính

Tùy thuộc vào hình thức tuyên truyền mà pháp luật sẽ quy định xử lý hành chính cụ thể theo Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo do Chính Phủ ban hành ngày 29/03/2021, điển hình như:

Người biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với việc. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức các hoạt động trên (điểm b Khoản 5 và khoản 7 Điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).

Người đăng tải bản ghi âm, ghi hình có nội dung nghệ thuật biểu diễn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điểm b, c, d Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP, cụ thể:

  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung kích động bạo lực; ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lưu hành bản ghi âm, ghi hình có nội dung xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân.

Người bán hoặc phổ biến tranh, ảnh, văn hóa phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực; truyền bá tệ nạn xã hội; không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam hoặc có nội dung đã có quyết định đình chỉ lưu hành, cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Triển lãm những tác phẩm mỹ thuật, những sản phẩm nghệ thuật khác có nội dung truyền bá lối sống dâm ô, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, phá hoại thuần phong mỹ tục và hủy hoại môi trường; xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (điểm e khoản 4 Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP)

Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng theo điểm d khoản 4 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc tiêu hủy văn hóa phẩm có nội dung độc hại; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hoặc buộc tháo gỡ bản ghi âm, ghi hình, văn hóa phẩm có nội dung độc hại dưới hình thức điện tử trên môi trường mạng và kỹ thuật số.

Xử phạt hình sự

Tùy thuộc vào hành vi khác nhau mà cơ quan chức năng quyết định truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau:

Điều 117 Bộ luật Hình sự 2015  quy định tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

  • Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
  • Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
  • Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân như sau:

  • Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Luật sư tư vấn xử lý hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử

Luật sư tư vấn xử lý hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sửLuật sư tư vấn xử lý hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử

  • Tư vấn, phân tích về mức độ của hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp với quy định pháp luật;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập chứng cứ và cung cấp các tài liệu liên quan để hoàn thiện hồ sơ, đơn tố cáo;
  • Soạn thảo mẫu đơn tố giác tội phạm đối với hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng để tham gia tranh tụng trong suốt quá trình giải quyết vụ án;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan

Vấn đề xử lý hành vi tuyên truyền nội dung xuyên tạc lịch sử đã được trình bày như trên. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện của chúng tôi xin hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Hình Sự qua hotline 1900.63.63.87 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất.

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết