Luật Hành Chính

Xét xử trực tuyến – giải quyết án tồn giữa băn khoăn đảm bảo tố tụng

Hiện nay, dịch COVID-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, kéo dài và việc thực hiện chỉ thị giãn cách xã hội đã khiến cho Toà án không thể đưa vụ án ra xét xử theo thời gian luật định. Để giải quyết vấn đề này, Toà án nhân dân tối cao đã chủ động xây dựng dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về việc liệu phiên tòa xét xử trực tuyến có đảm bảo quá trình tiến hành tố tụng đúng với quy định pháp luật không. Bài viết sau đây, Chuyên tư vấn luật sẽ cùng quý độc giả nghiên cứu và tìm hiểu vấn đề này.

Xét xử trực tuyến

Xét xử trực tuyến – giải quyết án tồn giữa băn khoăn đảm bảo tố tụng

Tính cấp thiết của việc xét xử trực tuyến

Theo dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến định nghĩa “Phiên tòa trực tuyến là việc tổ chức phiên tòa xét xử vụ án theo trình tự luật định có sử dụng các thiết bị điện tử, liên kết với nhau thông qua môi trường mạng, cho phép bị cáo, bị hại, đương sự, người tham gia tố tụng khác tham gia phiên tòa tại các điểm cầu, nhưng vẫn bảo đảm trực tiếp theo dõi đầy đủ hình ảnh, âm thanh và tham gia tất cả trình tự, thủ tục tố tụng của phiên tòa bằng lời nói, hành vi tố tụng trực diện, liên tục, công khai, có sự chứng kiến của các chủ thể vào cùng một thời điểm”.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp, có thể thấy vai trò quan trọng của việc xét xử trực tuyến trong Tố tụng. Bởi số lượng các vụ án hình sự được điều tra, truy tố, xét xử hàng năm lên tới hàng trăm ngàn vụ án. Tuy nhiên, dịch bệnh xảy ra càng làm gia tăng áp lực về việc đảm bảo thời hạn điều tra, tạm giam, xét xử, tôn trọng và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng.

Có những vụ án hình sự lớn đã phải hoãn lịch xét xử tới 4 – 5 lần và khả năng tiếp tục phải hoãn xét xử còn kéo dài. Và rất nhiều vụ án dân sự, hành chính khác cũng phải hoãn lịch xét xử vì thực hiện giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, cơ quan tiến hành tố tụng còn chịu nhiều áp lực về công tác phòng chống dịch bệnh trong quá trình xét xử. Điều kiện giam giữ tại các nhà tạm giữ, trại tạm giam hiện nay cũng đang gặp rất nhiều khó khăn để đảm bảo an toàn không lây lan dịch bệnh.

Do đó, nếu tiếp tục phiên tòa xét xử trực tiếp như thông thường sẽ dẫn đến nguy cơ không đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người tiến hành và tham gia tố tụng. Từ đó, có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, luật sư và của cả cộng đồng xã hội nếu dịch bệnh lây lan.

Với những khó khăn trong việc đảm bảo thời hạn tiến hành tố tụng và đảm bảo nguyên tắc phòng chống dịch bệnh, điều cấp thiết ngay lúc này đó chính là áp dụng phiên tòa trực tuyến. Các phiên tòa trực tuyến sẽ giúp Tòa án đảm bảo giải quyết các loại án hình sự, dân sự, hành chính đúng thời hạn vừa góp phần hạn chế rủi ro lây nhiễm trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vừa giảm chi phí tố tụng.

Tuy nhiên, vì đây là hình thức xét xử chưa có quy định trong tố tụng nên trước mắt cần có một văn bản hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, và chỉ nên áp dụng với các vụ án hình sự, hoặc những vụ án đơn giản. Do đó, trong thời gian gần đây Toà án nhân dân tối cao đã xây dựng dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Tiến trình xây dựng quy chế phiên tòa trực tuyến

Theo Điều 4 Dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến quy định phạm vi mở phiên tòa trực tuyến như sau:

  • Xét xử sơ thẩm đối với vụ án hình sự mà bị cáo bị đưa ra xét xử về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng, chứng cứ rõ ràng và bị cáo đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành án tại cơ sở giam giữ.
  • Xét xử phúc thẩm đối với vụ án hình sự mà bị cáo bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng.
  • Xét xử sơ thẩm, phúc thẩm đối với các vụ án dân sự, hành chính có tính chất đơn giản, quan hệ pháp luật rõ ràng, các đương sự có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng. Điều kiện tổ chức phiên tòa trực tuyến

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hình sự quy định tại khoản (1), (2) nêu trên được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Bị cáo có đơn, cơ sở giam giữ có văn bản đề nghị tổ chức phiên tòa trực tuyến.

Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị đương sự, bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị phúc thẩm thì phải có đơn hoặc văn bản đề nghị tổ chức phiên tòa phúc thẩm trực tuyến của đương sự, bị hại, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Đối với vụ án hình sự còn phải có đề nghị của bị cáo, cơ sở giam giữ.

  • Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý xét xử trực tuyến.
  • Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Dự thảo Thông tư này.

Việc tổ chức phiên tòa trực tuyến đối với vụ án hành chính, dân sự định tại khoản (3) được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Các đương sự có đơn đề nghị mở phiên tòa trực tuyến.
  • Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng có văn bản đồng ý mở phiên tòa trực tuyến.
  • Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 7, Điều 8 của Dự thảo Thông tư này.

Theo nội dung Dự thảo, tại “điểm cầu trung tâm” phiên tòa trực tuyến được mở tại trụ sở Tòa án hoặc địa điểm do Tòa án lựa chọn với thành phần tham gia là Hội đồng xét xử, viện kiểm sát, luật sư… đảm bảo điều kiện giãn cách. Tại “điểm cầu thành phần” được quy định như sau:

  • Đối với vụ án hình sự: các bị cáo sẽ không phải dẫn giải đến tòa, mà được ngồi tại phòng xét xử tại cơ sở giam giữ và việc xét xử tuân theo các thủ tục tố tụng bình thường.
  • Đối với vụ án hành chính, dân sự: các đương sự cũng không cần đến trụ sở Tòa án mà được lựa chọn nơi tham gia xét xử nếu được Tòa án chấp nhận.

Theo Điều 14 của Dự thảo, trình tự, thủ tục phiên tòa trực tuyến thực hiện như phiên tòa thông thường theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

Bên cạnh đó, để xử lý một số tình huống có thể xảy ra tại phiên tòa trực tuyến, Điều 15 của Dự thảo quy định:

  • Trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì Tòa án ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.

Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa cho những người tham gia tại điểm cầu thành phần.

  • Trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa mà vẫn không thể tổ chức được thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa. Tòa án xem xét, quyết định việc mở lại phiên tòa theo hình thức trực tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định của pháp luật.

xây dựng quy chế phiên tòa trực tuyến

Tiến trình xây dựng quy chế phiên tòa trực tuyến

Công tác xét xử tại Thành phố Hồ Chí Minh sau giãn cách như thế nào?

Cuối tháng 9, Chánh án TAND TP.HCM Lê Thanh Phong ký ban hành quy định về hoạt động của TAND TP.HCM trong thời gian thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội từ ngày 1-10.

Để triển khai thực hiện, đơn vị đã hoàn thành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng chống dịch COVID-19 và các phiên tòa mở lại từ giữa tháng 10.

Thứ nhất, thí điểm phòng xét xử có tấm chắn

Hiện tại, TAND TP.HCM đã có phòng xét xử trang bị tấm kính chắn giọt bắn đóng khung tại các bàn làm việc của Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát, Thư ký Tòa án, Luật sư và bị cáo. Phòng xét xử mới thí điểm này dùng để thích ứng phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương và có thể dùng để xét xử nhiều loại án, không riêng án hình sự.

Tuy nhiên, việc trang bị phòng xét xử có tấm chắn như trên chỉ mới áp dụng để khảo sát chất lượng âm thanh, cách tiến hành phiên tòa xét xử có khó khăn, vướng mắc gì không nên vẫn chưa được trang bị rộng rãi trên địa bàn Thành Phố.

Bên cạnh đó, các phiên tòa hình sự dự kiến sẽ diễn ra tại phòng xử lớn, đảm bảo việc giãn cách giữa người với người an toàn phòng chống dịch. Đối với các đại án hay phiên xử đông người sắp tới, tòa sẽ chia nhiều khu lớn và chuẩn âm thanh, hình ảnh đường truyền đảm bảo.

Khi Tòa án tổ chức phiên tòa xét xử phải tuân thủ quy định về việc tiếp xúc, làm việc trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19, tuân thủ cách thức mà Ban chỉ đạo phòng chống dịch TP đã hướng dẫn.

Thứ hai, chủ yếu xét xử vụ án hình sự

Việc mở phiên tòa xét xử trực tiếp tại trụ sở Tòa án chủ yếu áp dụng đối với vụ án hình sự. Với các vụ án dân sự, thương mại thì tòa án phải rà soát các điều kiện an toàn phòng chống dịch như đương sự đã tiêm vaccine chưa mới có thể mở phiên tòa. Và khi mở phiên tòa phải đảm bảo 5K, hạn chế lượng người tham gia, chỉ ai liên quan trực tiếp mới được dự tòa.

Thứ ba, TAND Cấp cao tại TP.HCM chưa xét xử lưu động, ưu tiên xét xử những vụ án đơn giản

TAND Cấp cao tại TP.HCM là nơi mở phiên tòa tại trụ sở sớm hơn các nơi khác trên địa bàn TP.HCM. Tuy nhiên do thẩm quyền của tòa phúc thẩm rất rộng, gồm 23 tỉnh, thành nên rất khó trong việc triệu tập bị cáo, đương sự để tham gia phiên tòa. Vì vậy, vụ án nào giản đơn chỉ có bị cáo, ít đương sự, đảm bảo các yêu cầu về phòng chống dịch thì sẽ đưa ra xét xử trước.

Còn việc xét xử lưu động tại các tỉnh, thành thì đơn vị đang chờ sự phối hợp với địa phương cũng như việc tạo điều kiện, đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch thì sẽ tiến hành.

Kiến nghị về quy chế phiên tòa trực tuyến

Như đã phân tích tính cấp thiết của phiên tòa xét xử trực tuyến là nhằm đảm bảo thời hạn tiến hành xét xử tố tụng đồng thời đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid 19. Tuy nhiên, đây là vấn đề mới, cần bước đi thận trọng, chặt chẽ, tránh xảy ra sơ suất.

Cụ thể, trong hoạt động xét xử, quan trọng nhất là tranh tụng trực tiếp. Nếu chuyển sang trực tuyến, khó có thể tìm ra sự thật khách quan, bản chất vụ án và khó khăn trong việc đưa ra các phán quyết chính xác, thuyết phục…

Bên cạnh đó, theo tâm lý chung của những người lần đầu tham gia phiên tòa trực tuyến đặc biệt những người lớn tuổi, những người dân ở vùng sâu vùng xa không hiểu biết nhiều về công nghệ thông tin khi tham gia quá trình xét xử sẽ rất khó khăn. Ở nước ta, cơ sở vật chất, điều kiện để tổ chức xét xử trực tuyến cũng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là xét xử các vụ án hình sự phải kết nối với cơ sở giam giữ và thi hành sẽ rất khó khăn.

Dựa theo Dự thảo Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến, Chuyên tư vấn luật sẽ đưa ra một số kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn và hạn chế trong Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến như sau:

Thứ nhất, không nên triển khai tổ chức Phiên tòa xét xử trực tuyến đồng loạt khi chưa bảo đảm các điều kiện, khả năng thích ứng còn hạn chế đối với tất cả các đối tượng. Bởi lẽ, trong xét xử không chỉ có thẩm phán, thư ký tòa án mà còn có điều tra viên, kiểm sát viên, luật sư, giám định viên, hội thẩm, phiên dịch, người làm chứng, các đương sự trong vụ án,…Trước hết cần xem xét chỉ tổ chức những phiên tòa trực tuyến ở những địa bàn phát triển công nghệ thông tin như TP.HCH, Hà Nội,…

Thứ hai, Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến cần đưa thêm những điều kiện đối với người tiến hành tố tụng (Thẩm phán, kiểm sát viên, Thư ký tòa án,…) phải được đào tạo, tập huấn trước khi tổ chức Phiên toàn trực tuyến.

Thứ ba, chỉ nên áp dụng xét xử trực tuyến trong các vụ án dân sự, tranh chấp thương mại, hành chính là chủ yếu và một số vụ án hình sự cần thiết, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Thứ tư, Quy chế tổ chức phiên tòa trực tuyến nên quy định cụ thể những khu vực nào có dịch bệnh Covid 19 (tùy vào tình trạng dịch bệnh của khu vực đó) mới nên áp dụng phiên tòa trực tuyến để giảm thiểu hạn chế tối đa phiên tòa xét xử trực tuyến.

Công tác xét xử tại Thành phố Hồ Chí Minh sau giãn cách

Kiến nghị về quy chế phiên tòa trực tuyến

Thông tin liên hệ Chuyên Tư Vấn Luật

Các quý độc giả hãy lưu thông tin và liên hệ với chúng tôi khi cần hỗ trợ vấn đề pháp luật.

Hãy liên lệ với chúng tôi – Chuyên Tư Vấn Luật

Nơi cung cấp dịch vụ pháp lý một cách “Tận tâm- Uy tín- Hiệu quả

  • Hotline: 1900 63 63 87
  • Website: chuyentuvanluat.com
  • Email: chuyentuvanluat@gmail.com
  • Zalo: 0819 70 748
  • FACEBOOK: FANPAGE Chuyên Tư Vấn Pháp Luật
  • Trụ sở công ty: Tầng 14 Tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP.HCM.
  • Văn phòng giao dịch: 277/45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 15, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Xét xử trực tuyến – Giải quyết án tồn giữa băn khoăn đảm bảo tố tụng. Nếu quý đọc giả còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này hoặc có nhu cầu cần hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87. Luật sư của Chuyên tư vấn luật hy vọng có thể giúp đỡ được nhiều người với nhiều nhu cầu dịch vụ pháp lý khác nhau. Xin cảm ơn!

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết