Luật Đất Đai

Xây nhà trái phép trên đất của người khác bị xử lý như thế nào?

Hành vi xây nhà trái phép trên đất của người khác được hiểu là xây nhà trái phép trên đất của nhà nước hoặc đất của tổ chức cá nhân nào đó. Hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Vì vậy, mọi người cần tìm hiểu rõ các nội dung về mức xử phạt của hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm.

Pháp luật xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm đất
Pháp luật xử lý nghiêm các hành vi lấn chiếm đất

Xây nhà trái phép trên đất của người người khác thì bị xử lý như thế nào?

Nếu xây nhà trên đất của người khác là đất của nhà nước (đất công) thì phần nhà và công trình xây dựng trên đất lấn chiếm được xử lý theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Thứ nhất, phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  • Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.

Thứ hai, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Xây dựng công trình không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt;
  • Xây dựng công trình vi phạm chỉ giới xây dựng;
  • Xây dựng công trình sai cốt xây dựng;
  • Xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

Trình tự xử lý hành vi cố ý xây dựng nhà trên đất lấn chiếm của nhà nước

Khởi kiện yêu cầu xử lý hành vi lấn chiếm đất trái phép
Khởi kiện yêu cầu xử lý hành vi lấn chiếm đất trái phép

Theo Khoản 12 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP đối với hành vi cố ý xây nhà trái phép từ lấn chiếm đất của nhà nước mà đang thi công xây dựng thì xử lý như sau:

  • Lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình;
  • Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh hoặc cấp giấy phép xây dựng;
  • Hết thời hạn quy định tại điểm b khoản này, tổ chức, cá nhân vi phạm không xuất trình với người có thẩm quyền xử phạt giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng được điều chỉnh thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.

Cách xử lý hành vi ngang nhiên xây nhà trên đất của người khác?

Tố cáo hoặc khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xây nhà trên đất người khác
Tố cáo hoặc khởi kiện yêu cầu chấm dứt hành vi xây nhà trên đất người khác

Đối với đất của cá nhân, tổ chức khi bị người khác ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất của mình thì để đòi lại quyền lợi  khởi kiện dân sự theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Luật Đất đai 2013. Cụ thể:

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết gồm:

  1. Tòa án Theo quy định tại Điều 35 Luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai. Nếu các tình huống tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  2. Ủy ban nhân dân (cấp huyện hoặc cấp tỉnh) theo quy định tại Khoản 3 Điều 203, Luật Đất đai 2013.

Các bước thực hiện

  1. Yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền tổ chức hòa giải. Do tranh chấp lối đi chung thuộc trường hợp tranh chấp về đất đai, vì vậy, hòa giải tại UBND là thủ tục bắt buộc theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP.
  2. Nếu hòa giải không thành, tùy trường hợp theo khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 203, đương sự có thể yêu cầu UBND giải quyết tranh chấp, hoặc khởi kiện thẳng ra Tòa án nhân dân theo thủ tục chung về tố tụng dân sự.

Vì vậy, khi cá nhân, tổ chức bị người khác ngang nhiên xây dựng nhà trên đất thuộc sở hữu của mình thì có thể tố cáo hoặc khởi kiện giải quyết theo quy định pháp luật tố tụng dân sự và Luật đất đai 2013.

Trên đây là nội dung quy định về xử lý hành vi xây nhà trái phép trên đất của người khác. Các cá nhân, tổ chức bị xâm phạm đất đai, hoặc quyền lợi đang bị ảnh hưởng hoặc có nhu cầu tư vấn luật đất đai có thể liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật thông qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ tốt nhất. Trân trọng cảm ơn!

4.8 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết

16 thoughts on “Xây nhà trái phép trên đất của người khác bị xử lý như thế nào?

  1. Avatar
    Lê Minh Hưng says:

    Toi đang vướng vào trường hợp tương tự nhưng ở đây người ta đã mua lại mot phần tăng 2 năm trên đất cua toi sau đó họ xây dựng thêm lên 3 tang ( sai nói dung giấy phép) toi đa làm đơn lên huyện và xã nhưng 7 tháng rồi van ko bị cưỡng chế tháo do

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Lê Minh Hưng,
      Chúng tôi chưa rõ bạn muốn tư vấn về vấn đề gì? bạn hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0908 748 368 để cung cấp thông tin và để được tư vấn ạ.
      Trân trọng!

        • Avatar
          Phan Mạnh Thăng says:

          Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
          Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
          Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
          1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
          2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
          a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
          b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
          Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
          – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
          – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
          Hotline: 1900.63.63.87
          Trân trọng!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn ri nguyễn, cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Theo quy định tại khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có quyền Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó, để giải quyết vấn đề người khác ngang nhiên xây dựng nhà ở trên đất của bạn thì bạn có thể tố cáo hành vi trái pháp luật đó đến UBND xã, phường nơi có đất hoặc khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trương hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

  2. Avatar
    Lê văn Hà says:

    Chúng tôi và người anh thứ 2 đang tranh chấp thửa đất do cha mẹ để lại,nhưng đơn khởi kiện đang được toà án giải quyết thì con của ng anh thứ 2 xây nhà chúng tôi đã báo cho UB xã ra lập biên bản 2lần.nhưng những người này vẫn ngan nhiên xây cất,vậy cho tôi hỏi Ls.nếu toà tuyên án đất này chia theo thừa kế cho các con mỗi nh 1phần,thì những ng xây nhà đó có phải tự tháo dỡ ko?mà nếu tháo dỡ thì chúng tôi có phải bôi thường cho những người cây nhà trên nền đất đang tranh chấp ko?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Lê Văn Hà,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, thì chúng tôi xin tư vấn như sau:
      theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, khi đất đang có tranh chấp thì người sử dụng đất không được xây nhà trên đất. Do đó, trong trường hợp này bạn có thể căn cứ quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 để yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để cấm con của người anh thứ hai thực hiện việc xây nhà trên đất. Cụ thể biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể yêu cầu áp dụng là “cấm thay đổi hiện trạng đất đang có tranh chấp”. Trong trường hợp khi đã quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án thì việc các bên tiến hành xây nhà trên đất sẽ là trái pháp luật, do đó khi bạn thắng kiện thì những người này phải tự tháo dỡ nhà đã xây trái pháp luật hoặc sẽ bị cơ quan thi hành án buộc phải tháo dỡ.
      Trên đây là tư vấn của tôi đối với câu hỏi của bạn, trường hợp cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ Hotline 09808 748 368.

  3. Avatar
    DUẨN says:

    Minh co mua một miếng đất 100m vuông sổ đồng sở hữu đã co sổ nhưng sau vày tháng thì có người xây nhà lên đất mình.Vay cho minh hỏi minh phai giải quyết như thế nào.chân thành cảm ơn!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào Duẩn,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
      Bạn mua đất của những người đồng sở hữu thì việc mua bán này cần phải có sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu. Nếu những người đồng sở hữu còn lại không đồng ý bán đất thì bạn chỉ có thể nhận chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất của người chuyển nhượng. Do vậy, trong trường hợp này bạn cần phải xác định lại việc bạn nhận chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất của những người đồng sở hữu trên hay chỉ nhận chuyển nhượng một phần quyền sử dụng đất của người chuyển nhượng. Nếu xảy ra tranh chấp, bạn có quyền yêu cầu UBND cấp xã nơi xảy ra tranh chấp hòa giải tranh chấp đất, nếu hòa giải không thành bạn có quyền yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
      Trân trọng.

  4. Avatar
    Hoàng Tuyền says:

    Mình đang cho Chú mình sử dụng 1 phần đất 2 x 20m ( đất đã có sổ tổng 10 x 20m). Hiện nay chú đã bán miếng đất của chú kèm phần đất của mình cho mượn. Vậy phải làm sao để Mình lấy lại được đất của mình? Xin cảm ơn Luật Sư!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Hoàng Tuyền,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Điều 202 Luật đất đai 2013, thì bạn làm đơn yêu cầu hòa giải gửi UBND cấp xã nơi có đất. Trong trường hợp bạn Hòa giải không thành thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu UBND cấp huyện nơi có đất giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện yêu cầu chú bạn trả lại đất cho bạn.
      Hoặc bạn cũng có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng mua bán đất của chú bạn, buộc chú bạn trả lại đất cho bạn tại Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp bạn muốn được hỗ trợ về thủ tục khởi kiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn tại Tòa án thì hãy liên hệ Luật sư Phan Mạnh Thăng, Hotline 0908 748 368.
      Trân trọng cảm ơn bạn.

  5. Avatar
    kieu tran thanh kieu says:

    Tôi có 1 miếng đất 300 m đã có sổ đỏ xây tường rào lâu rồi không xử dụng , nay có người khác xây dựng trái phép trên phần đất của Tôi và không được sự đồng ý của tôi , nay Tôi muốn họ phải tháo gỡ toàn bộ công trình thì phải làm như thế nào

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn,
      Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Vì bạn không nêu rõ thời gian nên chúng tôi sẽ tư vấn câu hỏi của bạn trên cơ sở pháp luật hiện hành.
      Theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp không sử dụng đất sẽ bị thu hồi bao gồm:
      • Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục;
      • Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục;
      • Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
      • Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
      Nếu trường hợp của bạn không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn vẫn có quyền sở hữu hợp pháp đối với mảnh đất. Khi có người khác xây dựng trái phép trên đất của bạn mà không có sự đồng ý của bạn, bạn có quyền yêu cầu người đó chấm dứt hành vi xâm phạm. Nếu không, bạn có thể yêu cầu hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Sau đó, bạn có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
      Trân trọng.

  6. Avatar
    Nguyễn Anh Tuấn says:

    Tôi có 1 miếng đất nhưng bà H lại xây nhà trên miếng đất đó, bả cũng có miếng đất khác như vậy tôi có thể yêu cầu hoán đổi đất được không ạ, và cho tôi biết là án phí sẽ như thế nào

    • Avatar
      Viên Cộng tác says:

      chào bạn,
      Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được quyền CHUYỂN ĐỔI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT khi có các điều kiện sau:
      Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế theo quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
      – Đất không có tranh chấp;
      – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
      – Trong thời hạn sử dụng đất.
      Ngoài các điều kiện trên thì người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất còn phải đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai 2013.
      Việc chuyển đổi phải được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.
      Thỏa thuận hoán đổi đất phải soạn thảo thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
      Trường hợp này không cần khởi kiện ra Tòa án. Trường họp bên kia không đồng ý hoán đổi đất, bạn có thể yêu càu người này tháo dỡ công trình mà người này đã xây dựng trái phép trên phần đất của bạn, nếu người này không tháo dỡ thì bạn có thể báo chính quyền địa phương can thiệp kịp thời.
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *