Luật Xây Dựng

Tư vấn trường hợp công trình xây dựng trái phép không bị tháo dỡ

Trường hợp công trình xây dựng trái phép không bị tháo dỡ là là biện pháp xử lý tài sản xây dựng sai quy định pháp luật. Việc xác định các trường hợp này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng. Bài viết này của Chuyên tư vấn luật sẽ phân tích chi tiết các trường hợp công trình xây dựng trái phép có thể không bị tháo dỡ, quy trình xử lý, và hướng dẫn thủ tục khiếu nại khi cần thiết.

Công trình xây dựng không phép, trái phép nhưng không bị phá dỡ

Công trình xây dựng không phép, trái phép nhưng không bị phá dỡ

Những trường hợp phải tháo dỡ công trình xây dựng

Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
  • Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận;
  • Công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng.
  • Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
  • Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
  • Công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
  • Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng 2020.

Trình tự tháo dỡ công trình đúng luật

Việc phá dỡ công trình xây dựng phải bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường. Đồng thời, hoạt động này phải thực hiện theo trình tự:

  • Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng.
  • Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
  • Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
  • Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
  • Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng 2020.

Xem xét trình tự tháo dỡ công trình đúng luật

Xem xét trình tự tháo dỡ công trình đúng luật

Những trường hợp xây dựng không phép, trái phép nhưng không bị tháo dỡ

Theo khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐ-CP và khoản 9 Điều 13 Nghị định 121/2013/NĐ-CP thì những trường hợp xây dựng trái phép, không phép được cấp giấy phép xây dựng hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng sau khi chủ đầu tư hoàn thành việc nộp phạt. Các trường hợp cụ thể:

  • Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 04 tháng 01 năm 2008 và đã kết thúc trước ngày 15 tháng 01 năm 2018 nhưng sau ngày 15 tháng 01 năm 2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15 tháng 01 năm 2018 và đã có một trong các văn bản sau đây: biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
  • Không ảnh hưởng các công trình lân cận;
  • Không có tranh chấp;
  • Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
  • Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Hướng dẫn khiếu nại lần đầu đối với quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình trái pháp luật

Chuẩn bị hồ sơ

Để khiếu nại quyết định cưỡng chế tháo dỡ, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khiếu nại.
  • Tài liệu chứng minh liên quan đến nội dung khiếu nại.
  • Giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
  • Giấy phép xây dựng (nếu có)
  • Tài liệu chứng minh công trình đủ điều kiện không bị tháo dỡ.
  • Giấy tờ pháp lý người khiếu nại.
  • Quyết định cưỡng chế tháo dỡ

Thủ tục giải quyết khiếu nại

Thủ tục giải quyết khiếu nại tuân theo các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và thụ lý đơn khiếu nại

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn khiếu nại. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, cơ quan có thẩm quyền phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại.

Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại

Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiến hành xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp xác minh nội dung khiếu nại. Thời hạn xác minh không quá thời hạn giải quyết khiếu nại.

Bước 3: Tổ chức đối thoại (nếu cần)

Nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh còn khác nhau, người giải quyết khiếu nại tổ chức đối thoại.

Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại

Người giải quyết khiếu nại ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Thời hạn giải quyết không quá 30 ngày, có thể kéo dài thêm 15 ngày đối với vụ việc phức tạp.

Bước 5: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, gửi quyết định giải quyết cho người khiếu nại và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Bước 6: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Cơ sở pháp lý: Chương 3 Luật Khiếu nại 2011

Hướng dẫn thủ tục khiếu nại lĩnh vực xây dựng

Hướng dẫn thủ tục khiếu nại lĩnh vực xây dựng

Luật sư tư vấn các trường hợp công trình xây dựng trái phép không bị tháo dỡ

Luật sư Chuyên tư vấn luật chuyên lĩnh vực pháp luật xây dựng sẽ tư vấn các nội dung sau:

  • Tư vấn trường hợp buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng.
  • Tư vấn trường hợp vi phạm nhưng không bị tháo dỡ công trình.
  • Phân tích chi tiết từng trường hợp cụ thể của công trình xây dựng
  • Xem xét thời điểm xây dựng công trình có vi phạm xây dựng trái phép.
  • Đánh giá mức độ vi phạm của công trình xây dựng có buộc phải tháo dỡ.
  • Phân tích khả năng đáp ứng các điều kiện được giữ lại công trình.
  • Tư vấn thủ tục xin giữ lại công trình không bị cưỡng chế tháo dỡ.
  • Hướng dẫn cách thức khắc phục vi phạm pháp luật về xây dựng.
  • Tư vấn quy trình khiếu nại khi bị cưỡng chế trái pháp luật.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ pháp lý liên quan khi khiếu nại.
  • Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan chức năng (nếu được ủy quyền).

Trong quá trình xây dựng công trình cần đảm bảo thực hiện xin giấy phép. Ngoài ra, khi xây dựng đảm bảo thực hiện đúng nội dung giấy phép được cấp. Điều này nhằm đảm bảo công trình xây dựng đáp ứng điều kiện pháp lý. Lĩnh vực pháp luật xây dựng khá phức tạp, việc tìm sự tư vấn pháp lý là điều cần thiết. Hãy liên hệ Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ giúp bạn đảm bảo tính pháp lý trong hoạt động xây dựng. Đồng thời, xử lý kịp thời trường hợp bị yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ công trình.

5 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 792 bài viết