Luật Xây Dựng

Giải quyết tranh chấp phát sinh khi nghiệm thu bàn giao công trình

Giải quyết tranh chấp phát sinh khi nghiệm thu bàn giao công trình là là phương hướng giải quyết các mâu thuẫn phát sinh khi nghiệm thu. Quá trình có thể dẫn đến những bất đồng không đáng có, nghiêm trọng hơn một bên có thể khởi kiện đến Tòa yêu cầu giải quyết. Việc tuân thủ quy trình, lưu trữ hồ sơ đầy đủ và xử lý kịp thời các bất đồng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý. Bài viết sau đây của Chuyên tư vấn luật sẽ phân tích chi tiết các bước giải quyết tranh chấp trong giai đoạn này.

Tranh chấp khi nghiệm thu công trình

Tranh chấp khi nghiệm thu công trình

Quy trình cơ bản khi nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng

Nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng là quá trình kiểm tra, xác nhận chất lượng và khối lượng công việc hoàn thành. Việc tuân thủ quy trình sẽ giúp giảm thiểu tranh chấp phát sinh. Các bước nghiệm thu công trình bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nghiệm thu.

Chủ đầu tư và nhà thầu cần thu thập đầy đủ các tài liệu liên quan như bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu từng phần, kết quả thí nghiệm vật liệu.

Bước 2: Tiến hành nghiệm thu

Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng. Các chủ thể này phải chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu. Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.

Căn cứ, cơ sở nghiệm thu:

  • Kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường.
  • Thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt.
  • Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra.
  • Thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.

Bước 3: Lập biên bản nghiệm thu công việc xây dựng

Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.

Cơ sở pháp lý: Điều 123 Luật Xây dựng 2014, Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP.

Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng

Quy trình nghiệm thu công trình xây dựng

Cách giải quyết tranh chấp phát sinh khi nghiệm thu bàn giao công trình

Việc giải quyết tranh chấp trong xây dựng được quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng. Cụ thể:

Bước đầu tiên là xác định nguyên nhân tranh chấp.

Theo Điều 44 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, các bên cần rà soát lại hợp đồng, hồ sơ kỹ thuật để làm rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên.

Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định các bên nên tổ chức đối thoại, thương lượng trực tiếp. Cần cử người có thẩm quyền, am hiểu kỹ thuật tham gia để đưa ra phương án giải quyết khả thi.

Nếu không thể tự giải quyết, theo Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, các bên có thể mời bên thứ ba làm trung gian hòa giải. Đây có thể là chuyên gia độc lập, tổ chức nghề nghiệp hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp hòa giải không thành, Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định các bên có thể đưa vụ việc ra trọng tài thương mại hoặc tòa án để giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh khi nghiệm thu bàn giao công trình tại tòa

Hồ sơ

Khi giải quyết tranh chấp tại tòa án, việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác là yếu tố quan trọng. Hồ sơ khởi kiện cần bao gồm:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Hợp đồng thi công xây dựng.
  • Phụ lục hợp đồng thi công xây dựng.
  • Giấy tờ pháp lý người khởi kiện: Nếu cá nhân thì căn cước công dân, hộ chiếu,… Nếu doanh nghiệp thì giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản có giá trị tương đương.
  • Các biên bản nghiệm thu, bàn giao từng phần công trình cũng cần được đính kèm.
  • Hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công giúp chứng minh sự khác biệt giữa thiết kế và thực tế thi công.
  • Các biên bản kiểm tra chất lượng, kết quả thí nghiệm vật liệu là căn cứ đánh giá chất lượng công trình.
  • Biên bản làm việc, văn bản trao đổi giữa các bên về vấn đề tranh chấp cần được tổng hợp đầy đủ.
  • Các tài liệu này thể hiện quá trình giải quyết trước khi khởi kiện, là căn cứ để tòa xem xét thiện chí của các bên.
  • Các tài liệu chứng minh quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan.

Thủ tục khởi kiện

Thủ tục khởi kiện tại tòa án được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Người khởi kiện cần nắm rõ quy trình để đảm bảo quyền lợi của mình.

Bước 1: Xác định thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Đối với tranh chấp xây dựng, căn cứ khoản 1 Điều 30, điểm b khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn cư trú, làm việc.  Đối với bị đơn là tổ chức thì là nơi bị đơn đặt trụ sở.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bước 3: Nộp đơn khởi kiện

Sau khi chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như đã đề cập ở mục trên, người khởi kiện nộp đơn đến Tòa án bằng một trong các hình thức sau, theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa.
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính (gửi qua bưu điện).
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Cơ sở pháp lý: Điều 191, Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Bước 4: Xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ban hành quyết định tương ứng theo quy định.

Bước 5: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.

(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)

Bước 6: Chuẩn bị xét xử

Bước 7: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm

Cơ sở pháp lý: Phần II Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh khi nghiệm thu bàn giao công trình

Giải quyết tranh chấp trong nghiệm thu bàn giao công trình là quá trình phức tạp, đòi hỏi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Các bên nên cân nhắc tìm kiếm sự tư vấn, hỗ trợ từluật sư. Luật sư của Chúng tôi hỗ trợ Quý khách hàng các công việc sau đây:

  • Phân tích hợp đồng xây dựng, xác định trách nhiệm các bên.
  • Đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu, đề xuất phương án giải quyết phù hợp quy định pháp luật hiện hành.
  • Tư vấn quy định về thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng.
  • Tư vấn chuẩn bị hồ sơ làm cơ sở nghiệm thu công trình xây dựng.
  • Tư vấn phương pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng.

Tư vấn giải quyết tranh chấp lĩnh vực xây dựng

Tư vấn giải quyết tranh chấp lĩnh vực xây dựng

Giải quyết tranh chấp khi nghiệm thu bàn giao công trình đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan. Tuân thủ quy trình, lưu trữ hồ sơ đầy đủ và xử lý kịp thời các bất đồng sẽ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý. Nếu cần hỗ trợ tư vấn chuyên sâu, Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900636387 để được Chuyên tư vấn luật của chúng tôi hỗ trợ kịp thời, bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong quá trình giải quyết tranh chấp.

4.9 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 792 bài viết