Luật Doanh Nghiệp

Vốn Đối Ứng Là Gì?

Vốn đối ứng được quy định tại Nghị định số 56/2020/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Hãy cùng Chuyên Tư Vấn Luật tìm hiểu về loại vốn này rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Quy định về vốn đối ứng
Quy định về vốn đối ứng

Khái niệm vốn đối ứng

Theo quy định tại khoản 20 Điều 3 Nghị định số 56/2020/NĐ-CP thì “Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) trong chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nhằm chuẩn bị và thực hiện chương trình, dự án, được bố trí từ nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, chủ dự án tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6, Nghị định 56/2020/NĐ-CP thì nguyên tắc sử dụng vốn đối ứng như sau:

Vốn vay ODA, vay ưu đãi được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên. Không sử dụng vốn vay nước ngoài để nộp thuế, trả các loại phí, lãi suất tiền vay, mua sắm ô tô (trừ ô tô chuyên dụng được cấp có thẩm quyền quyết định), vật tư, thiết bị dự phòng cho quá trình vận hành sau khi dự án hoàn thành; chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí hoạt động của Ban Quản lý dự án;.

Chuẩn bị vốn đối ứng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 56/2020/NĐ-CP thì Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi quy định như sau:

  1. Chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại Điều 19, 20, 21 và khoản 5 Điều 25 của Luật Đầu tư công.
  2. Chương trình đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Chính phủ thực hiện theo quy định tại Điều 22 và khoản 6 Điều 25 của Luật Đầu tư công.
  3. Dự án nhóm A sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thực hiện theo quy định tại Điều 23 và khoản 7 Điều 25 của Luật Đầu tư công.
  4. Dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, trừ dự án nhóm A, thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 25 của Luật Đầu tư công.
  5. Dự án thuộc thẩm quyền của người đứng đầu cơ quan chủ quản thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 25 của Luật Đầu tư công

Nguồn của vốn đối ứng

Nguồn của vốn đối ứng bao gồm:

  • Ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác của nhà nước;
  • Vốn của chủ dự án (đối với trường hợp cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi);
  • Vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Các khoản chi sử dụng vốn đối ứng?

Các khoản chi sử dụng nguồn vốn đối ứng
Các khoản chi sử dụng nguồn vốn đối ứng

Theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Nghị định 56/2020/NĐ-CP, vốn đối ứng được sử dụng cho các khoản chi phí sau:

  • Chi phí hoạt động cho Ban quản lý dự án (lương, thưởng, phụ cấp, văn phòng, phương tiện làm việc, chi phí hành chính);
  • Chi phí thẩm định thiết kế, duyệt tổng dự toán, hoàn tất các thủ tục đầu tư, xây dựng và thủ tục hành chính cần thiết khác;
  • Chi phí liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu;
  • Chi phí cho hội nghị, hội thảo, đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và thực hiện chương trình, dự án;
  • Chi phí tiếp nhận và phổ biến công nghệ, kinh nghiệm, kỹ năng quốc tế;
  • Chi phí tuyên truyền, quảng cáo chương trình, dự án và các hoạt động cộng đồng;
  • Chi trả các loại thuế, phí hải quan, phí bảo hiểm theo quy định hiện hành;
  • Tiền trả lãi, tiền đặt cọc, phí cam kết và các loại phí liên quan khác phải trả cho phía nước ngoài;
  • Chi phí tiếp nhận thiết bị và vận chuyển nội địa (nếu có);
  • Chi phí kiểm toán, quyết toán, thẩm tra quyết toán hoàn thành;
  • Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư;
  • Chi phí thực hiện một số hoạt động cơ bản của chương trình, dự án (khảo sát, thiết kế kỹ thuật, thi công; xây dựng một số hạng mục công trình, mua sắm một số trang thiết bị);
  • Chi phí cho hoạt động giám sát và đánh giá; giám sát và kiểm định chất lượng, nghiệm thu, bàn giao, quyết toán chương trình, dự án;
  • Chi phí dự phòng và các chi phí hợp lý khác.

Trong trường hợp vốn đối ứng đã được cấp phát từ ngân sách trung ương hàng năm cho chương trình, dự án không sử dụng hết, cơ quan chủ quản có thể điều chuyển cho chương trình, dự án khác có nhu cầu sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao vốn quyết định theo quy định hiện hành.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn để trả lời cho câu hỏi “Vốn đối ứng là gì?”. Trong trường hợp quý khách còn có vấn đề nào chưa rõ, còn thắc mắc cần được tư vấn luật doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Chuyên Tư Vấn Luật qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

4.6 (17 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

10 thoughts on “Vốn Đối Ứng Là Gì?

  1. Avatar
    Nghia says:

    Cam on Luau su đa thong yin chia xẻ ve vốn đối ừng.Tuy nhiên ơ co quan tôi lanh dao noi là vốn Đôi ứng của viet nam bỏ ra cung voi nguon ngan sach do ODA tài trợ chính là công sưc của nguoi lao đông trong co quan(cômg chưc nhà nuoc) bỏ ra lam viec..mà ko đuoc tính cho họ..và neu co đuoc kq Báo cáo đầu ra của dự án thì đó là sản phẩm mà nguoi lao đong đc hưởng lơi…có đung ko?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Nghĩa,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Hiện tại, lĩnh vực hoạt động chính của công ty chúng tôi là Luật đất đai, doanh nghiệp, hợp đồng, thừa kế. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến những lĩnh vực trên thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp kịp thời theo Hotline 1900 63 63 87.
      Trân trọng cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết của công ty chúng tôi.

  2. Avatar
    Lê Thị Cúc says:

    Luật sư cho em hỏi cách hạch toán vốn đối ứng.
    hiện tại cơ quan em cùng với 1 đơn vị B thực hiện 1 đề tài của tỉnh tổng 590tr: trong đó kinh phí đề tài được cấp là 500tr, vốn đối ứng là 90tr (nguồn vôn tự có của đơn vị B).
    như vậy em hạch toán đề tài với tổng số là 500tr hay 590tr. và vốn đối ứng hạch toán như thế nào ah?
    em xin trân trọng cảm ơn ah!

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Thị Cúc! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
        Các xã thuộc các huyện nghèo thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP được hỗ trợ tối đa 100% cho các xã đặc biệt khó khăn, để xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã…
        Đối với các xã còn lại, hỗ trợ một phần từ NSNN cho: Xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản…
        Bộ Tài chính đề nghị UBND cấp tỉnh ưu tiên phân bổ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những xã không có khả năng huy động người dân đóng góp để đầu tư cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng phân bổ bình quân, dàn trải.
        Đồng thời, việc xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn huy động và khả năng đóng góp của doanh nghiệp, người dân để xác định lộ trình xây dựng nông thôn mới phù hợp, không nóng vội chạy theo thành tích.
        Việc huy động đóng góp phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phương, không quy định cứng nhắc tỷ lệ chi của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tình của người dân.
        “Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; không giao chỉ tiêu huy động, không gắn việc đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng; không được yêu cầu những hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp”, Bộ Tài chính yêu cầu.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
        – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

  3. Avatar
    thơ says:

    Cho tôi hỏi: tôi kinh doanh bất động sản, cần bán 1 dự án giá trị vài trăm tỷ đồng, bên mua họ nói mình có hỗ trợ vốn đối ứng để họ yên tâm mua, tôi không hiểu họ yêu cần vậy là thế nào ạ?

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Minh Sơn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
      Đối với xây dựng đường giao thông đến trung tâm xã, đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã, thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản… Bộ Tài chính đề nghị UBND cấp tỉnh ưu tiên phân bổ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những xã không có khả năng huy động người dân đóng góp để đầu tư cơ sở hạ tầng, tránh tình trạng phân bổ bình quân, dàn trải.
      Đồng thời, việc xây dựng Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã, phải căn cứ vào khả năng nguồn vốn của ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, các nguồn huy động và khả năng đóng góp của doanh nghiệp, người dân để xác định lộ trình xây dựng nông thôn mới phù hợp, không nóng vội chạy theo thành tích.
      Việc huy động đóng góp phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng vùng, từng địa phương, không quy định cứng nhắc tỷ lệ chi của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Việc huy động đóng góp của người dân phải được bàn bạc dân chủ và phải được sự đồng tình của người dân.
      “Tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; không giao chỉ tiêu huy động, không gắn việc đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng; không được yêu cầu những hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp”, Bộ Tài chính yêu cầu.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *