Luật Doanh Nghiệp

Vốn Điều Lệ Là Gì? Các Quy Định Liên Quan Về Vấn Đề Này

Vốn điều lệ của công ty là giá trị tài sản mà các thành viên, chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp. Do đó,vốn điều lệ rất quan trọng khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Vốn điều lệ là gì theo quy định của luật doanh nghiệp
Vốn điều lệ là gì theo quy định của luật doanh nghiệp

Vốn điều lệ là gì?

Pháp luật doanh nghiệp có quy định khái niệm vốn điều lệ, theo khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ được hiểu là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Có thể thấy, vốn điều lệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó thể hiện sự cam kết mức trách nhiệm tài sản của công ty đối với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp tương đương. Đây còn là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần trong công ty; thông qua đó làm cơ sở để phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong công ty.

Số vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp là bao nhiêu?

Hiện nay, pháp luật không quy định về mức tối thiếu hay tối đa số vốn điều lệ khi đăng kí kinh doanh, trừ một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Trường hợp pháp luật quy định về số vốn tối thiểu thì khi thành lập doanh nghiệp số vốn điều lệ đăng kí không được thấp hơn số vốn pháp định. Tuy nhiên, không vì thế mà các chủ doanh nghiệp chọn một mức vốn quá thấp hoặc quá cao. Nếu đăng ký vốn điều lệ quá lớn các thành viên sẽ không đủ khả năng để góp đủ vốn, còn nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì doanh nghiệp sẽ không đủ vốn để hoạt động.

Vốn điều lệ tối thiểu chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định
Vốn điều lệ tối thiểu chỉ áp dụng đối với một số ngành nghề nhất định

Vốn điều lệ cao hay thấp không ảnh hưởng gì đến kết quả đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp mà chỉ ảnh hưởng tới số tiền đóng lệ phí môn bài hằng năm. Doanh nghiệp có thể đăng ký bao nhiêu vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là tùy theo loại hình, quy mô dự định kinh doanh và điều kiện về tài sản có thể góp vốn của cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh.

Các thành viên của công ty nên căn cứ vào điều kiện tài chính của mình và quy mô dự kiến của doanh nghiệp mà đăng ký số vốn điều lệ sao cho phù hợp để đủ kinh phí trang trải cho quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, lập dự phòng rủi ro trong những năm đầu tiên hoạt động chưa hiệu quả.

Ngoài ra, với các quy định của pháp luật hiện hành, đối với các ngành nghề sản xuất kinh doanh thông thường (không yêu cầu về vốn pháp định) thì không có quy định phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập công ty.

Các quy định liên quan đến vốn điều lệ?

Liên quan đến vấn đề vốn điều lệ của doanh nghiệp, có một số vấn đề sau:

Tài sản góp vốn

Có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp các thành viên không thỏa thuận được giá trị tài sản có thể thuê một tổ chức định giá chuyên nghiệp để định giá tài sản theo quy định tại khoản 1 điều 36 luật Doanh nghiệp 2020.

Thời hạn góp vốn điều lệ

  1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một và hai thành viên: Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 và khoản 2 Điều 47 Luật doanh nghiệp thì chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2. Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật doanh nghiệp.
  • Trường hợp hết thời hạn mà không góp đủ vốn, doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh
  • Nếu không đăng ký sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3 điều 46 NĐ 122/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư cụ thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

Cơ quan kiểm tra vốn điều lệ công ty

Không có cơ quan nào kiểm tra vì việc đăng ký vốn điều lệ và việc chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức vốn điều lệ là vấn đề nội bộ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần kinh doanh đúng luật và chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ mình đăng ký khi xảy ra các vấn đề liên quan đế giải thể, phá sản thì cần đảm bảo nghĩa vụ với người lao động, đối tác, chủ nợ.

Trên đây là bài viết về “vốn điều lệ là gì?” và các quy định liên quan đến vốn điều lệ. Nếu bạn đang tìm hiểu về vốn điều lệ để chuẩn bị mở công ty hoặc các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng, góp vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng không biết vốn điều lệ là gì được quy định ra sao thì hãy liên hệ với công ty của chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được luật sư doanh nghiệp tư vấn tốt nhất.

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *