Luật Thừa Kế

Vợ kế của bố đòi chia di sản thừa kế có được không?

Đối với vợ kế của bố đã mất có được quyền hưởng thừa kế di sản không là điều mà các người con quan tâm. Khi cả hai chưa hoặc đã đăng ký kết hôn có ảnh hưởng đến việc chia di sản THỪA KẾ của vợ kế như thế nào sẽ được làm rõ thông qua bài viết dưới đây.

Di sản thừa kế

Di sản thừa kế

>>Xem thêm:Quyền hưởng thừa kế của con ngoài giá thú

Quyền thừa kế theo quy định pháp luật

Đối tượng được hưởng thừa kế

  • Trường hợp có di chúc: Nếu có di chúc và di chúc đó là hợp pháp thì người thừa kế sẽ xác định dựa trên nội dung của di chúc đó. Trừ những người thuộc trường hợp quy định tại điều 644 Bộ luật dân sự 2015 về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
  • Trường hợp không có di chúc: Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. việc chia thừa kế sẽ theo quy định tại Điều 6511 Bộ luật dân sự 2015.

Phần được hưởng của từng đối tượng​

Để xác định suất thừa kế theo pháp luật thì cần xác định phần di sản thừa kế của người chết để lại.

Việc phân chia di sản theo pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 660, 651 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó:

  • Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
  • Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

>>Xem thêm:Xử lý thế nào khi gia đình có người không thỏa thuận chia tài sản thừa kế

Di sản thừa kế được quy định như thế nào

  • Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống. Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người đã chết, quyền về tài sản của người đó. Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân được nhà nước bảo hộ. Điều 32 Hiến pháp 2013 quy định:
  • Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.Tất cả tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại thừa kế theo quy định của Hiến pháp đều là di sản. Di sản thừa kế bao gồm: Tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyền về tài sản do người chết để lại.
  • Tài sản riêng của người chết: Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp ( như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số,..) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng ( như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến,..) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.
  • Phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác

Trên thực tế có nhiều trường hợp do nhiều người cùng góp vốn để sản xuất kinh doanh nên có khối tài sản thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người (đồng chủ sở hữu đối với một khối tài sản nhất định). Nếu một trong đồng chủ sở hữu chết thì di sản thừa kế của người chết là phần tài sản thuộc sở hữu của người đó đã đóng góp trong khối tài sản chung.

>>Xem thêm: Con Gái Đi Lấy Chồng Có Được Hưởng Thừa Kế?

Vợ kế của bố có quyền thừa kế không?

Vợ kế đòi chia di sản thừa kế

Vợ kế đòi chia di sản thừa kế

Khi có di chúc

  • Căn cứ Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 thì người lập di chúc có quyền chỉ định người thừa kế cũng như phân định phần di sản cho từng người thừa kế. Như vậy, người chồng toàn quyền quyết định việc để lại di sản cho bất cứ ai, không nhất thiết phải là những người trong hàng thừa kế theo luật định. Việc người vợ kế có được hưởng di sản thừa kế của chồng hay không sẽ phụ thuộc vào nội dung của di chúc này.
  • Tuy nhiên,trường hợp người vợ kế với người chồng đã đăng ký kết hôn hợp pháp thì người vợ kế dù không được nêu trong di chúc thì vẫn trở thành người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Theo đó người vợ vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật (điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015).

Không có di chúc

  • Người vợ kế và chồng đã đăng ký kết hôn: người vợ kế đã được công nhận là vợ hợp pháp. Vì vậy, nếu người chồng mất và không để lại di chúc, người vợ kế sẽ được hưởng thừa kế hàng thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
  • Người vợ kế và chồng chưa đăng ký kết hôn: nếu chỉ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, thì về mặt pháp luật, người vợ kế này sẽ không được công nhận có quan hệ hôn nhân với người chồng quá cố. Mặt khác, người chồng lại không để lại di chúc nên người vợ kế sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế từ chồng.

Luật sư tư vấn vấn đề thừa kế

Luật sư hỗ trợ

Luật sư hỗ trợ

  • Tư vấn luật về quyền thừa kế theo pháp luật, theo di chúc
  • Soạn thảo đơn khởi kiện gửi khách hàng;
  • Cách thức phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo di chúc
  • Thủ tục khai nhận di sản, từ chối nhận di sản thừa kế
  • Liên hệ các cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục công chứng,hứng thực theo quy định của pháp luật luật về thừa kế để phân chia tài sản thừa kế (di sản thừa kế).
  • Tham gia phiên tòa, trình bày bài bảo vệ tại phiên tòa xét xử.

Trên đây là bài viết tư vấn về vợ kế của bố đòi chia di sản thừa kế có được không? của chúng tôi. Nếu khách hàng có thắc mắc về vấn đề thừa kế, cần được LUẬT SƯ TƯ VẤN THỪA KẾ hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.63.63.87 của chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn.

4.91 (17 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết