Luật Đất Đai

Vợ chồng đã ly hôn một bên chết, bên còn lại có hưởng được di sản thừa kế không

Thừa kế luôn là vấn đề mang được nhiều sự quan tâm. Lý do chính là vì thừa kế liên quan đến di sản là đất đai hay bất động sản, động sản có giá trị lớn. Tại bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề thừa kế sau ly hôn, liệu vợ chồng đã ly hôn có được hưởng thừa kế của người còn lại khi người đó chết hay không? Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề trên.

Thừa kế di sản theo di chúc

Căn cứ theo Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc thừa kế theo di chúc chính là việc chuyển dịch tài sản của người chồng chết hoặc người vợ chết cho người còn sống theo nguyện vọng, ý chí của họ trước khi chết được thể hiện qua di chúc đó. Di chúc cần phải là di chúc hợp pháp, đáp ứng các điều kiện cần thiết mà pháp luật quy định về hình thức, về nội dung, về điều kiện xác lập,… được quy định rõ trong Bộ luật Dân sự 2015.

Trong trường hợp này, trường hợp vợ chồng đã ly hôn, một bên chết đi, bên còn lại vẫn được hưởng thừa kế nếu như trong di chúc người chết có thể hiện ý chí rằng người đã mất muốn chuyển dịch di sản cho người vợ hoặc chồng cũ hiện còn sống, mặc dù họ đã ly hôn.

Thừa kế di sản theo pháp luật

Thừa kế đất đai theo pháp luật
Thừa kế đất đai theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật chính là việc chia thừa kế theo các hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế sẽ do pháp luật quy định cụ thể. Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật:

  • Không có DI CHÚC;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp này, nếu như vợ chồng đã ly hôn, một bên chết đi và việc thừa kế thuộc vào một trong những trường hợp thừa kế theo pháp luật thì di sản của người đã mất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Việc chia thừa kế theo pháp luật sẽ được xem xét thực hiện trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung hoặc vợ, chồng đang yêu cầu ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác (căn cứ theo Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 ):

  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết đi thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định nhưng bản án hoặc quyết định đó chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
  • Trong trường hợp mà người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.

Thủ tục khai di sản và chia di sản

Thủ tục khai nhận di sản là đất đai
Thủ tục khai nhận di sản là đất đai

Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật đều có quyền được yêu cầu phòng công chứng thực hiện các thủ tục khai nhận di sản.

Hồ sơ yêu cầu công chứng việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu với tài sản thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân (Giấy CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu) của các thừa kế;
  • Sổ hộ khẩu của các thừa kế;
  • Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em; Giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ anh (chị)…).

Quy định về thủ tục:

  • Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản;
  • Trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản;
  • Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng năm 2014.

Xảy ra tranh chấp thì phải xử lý như thế nào ?

Khi không tìm được sự thống nhất trong việc phân chia di sản giữa những đồng thừa kế, người có quyền thừa kế được phép nhờ Tòa án hỗ trợ bằng cách khởi kiện ra Tòa án. Việc giải quyết tranh chấp thừa kế bằng con đường tố tụng là cần thiết khi không có được tiếng nói chung.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý vấn đề thời hiệu khởi kiện vì khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản đối với bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm kể từ thời điểm mở thửa kế (kể từ thời điểm người để lại di sản chết). Vậy nên, nếu đã hết thời hiệu khởi kiện, Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết vụ án cho người nộp đơn. Những đồng thừa kế cần lưu ý vấn đề này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 Việc hưởng di sản thừa kế của vợ, chồng cũ đã chết sau khi ly hôn là một vấn đề không quá mới. Nhưng tùy từng trường hợp cụ thể mà có cách xử lý khác nhau để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp lý, xin vui lòng gọi ngay đến Luật sư Đất Đai, Luật Sư Thừa Kế qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tận tình. Xin cảm ơn!

4.7 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết