Luật Doanh Nghiệp

Viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?

Viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không? là vấn đề viên chức quan tâm. Theo quy định của pháp luật, có một số đối tượng bị cấm góp vốn thành lập công ty. Vậy nếu là viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không? Xin tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Góp vốn vào doanh nghiệp

Góp vốn vào doanh nghiệp

Những ai được gọi là viên chức?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).

Trong đó:

  • Vị trí việc làm theo quy định tại Điều 7 Luật Viên chức: Là công việc hoặc nhiệm vụ gắn với chức danh nghề nghiệp hoặc chức vụ quản lý tương ứng; là căn cứ xác định số lượng người làm việc, cơ cấu viên chức để tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
  • Đơn vị sự nghiệp công lập: Là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước (theo Điều 9 Luật Viên chức).
  • Chế độ hợp đồng: Một trong hai hình thức là không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn.

Là viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp

Theo khoản 3 Điều 14 Luật Viên chức 2010 quy định về Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định thì:

Viên chức được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Đồng thời, điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Như vậy, pháp luật không cấm viên chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp. Tuy nhiên, viên chức không được pháp tham gia quản lý doanh nghiệp có yếu tố tư nhân (từ trường hợp có quy định khác).

>>Xem thêm: Nội dung Thỏa thuận góp vốn thành lập doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp nào viên chức được góp vốn?

Loại hình doanh nghiệp nào viên chức được góp vốn?

Loại hình doanh nghiệp viên chức được góp vốn

  • Đối với công ty cổ phần, viên chức chỉ được tham gia với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị (do đây được quy định là người quản lý doanh nghiệp – theo khoản 24 Điều 4, Luật Doanh nghiệp 2020) hay ban kiểm soát của doanh nghiệp (theo điểm a, khoản 1, Điều 169)
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì viên chức không thể tham gia góp vốn ở loại hình doanh nghiệp này vì loại hình doanh nghiệp này khi tham gia đồng nghĩa với việc có tư cách thành viên mà có tư cách thành viên là có vai trò quản lý trong đó.
  • Còn đối với công ty hợp danh thì viên chức chỉ có thể tham gia với tư cách là thành viên hợp vốn không được tham gia với tư cách hợp danh. Chỉ với tư cách hợp vốn thì họ mới không có khả năng quản lý doanh nghiệp.

Trình tự thủ tục góp vốn và doanh nghiệp

Bước 1. Thỏa thuận về việc góp vốn thành lập doanh nghiệp

  • Trước khi góp vốn thành lập doanh nghiệp, các bên nên đàm phán với nhau về cách thức góp vốn, tài sản góp vốn, cách thức vận hành sản xuất kinh doanh và quyền lợi thụ hưởng của mỗi bên.
  • Việc thỏa thuận này tốt hơn nên lập thành văn bản, ví dụ hợp đồng hợp tác kinh doanh… để hạn chế tranh chấp về sau.

Bước 2. Định giá tài sản góp vốn

Theo quy định tại Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, tài sản góp vốn không phải là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.

Bước 3. Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất; thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu việc góp vốn phải được thực hiện; bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Bước 4. Cấp giấy chứng nhận góp vốn

  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên: sau khi góp đủ vốn của mình vào công ty; thành viên được công ty cấp Giấy Chứng nhận phần vốn góp.
  • Đối với công ty Cổ phần: sau khi góp đủ vốn của mình vào công ty, công ty cấp cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông. Cổ phiếu phải đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần; để xác lập quyền và nghĩa vụ cổ đông.
Thủ tục thực hiện

Thủ tục thực hiện

Luật sư tư vấn viên chức góp vốn vào doanh nghiệp đúng luật

Để giúp viên chức có thể thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp đúng luật thì vai trò của luật sư rất quan trọng, luật sư sẽ giúp khách hàng thực hiện các công việc như sau:

  • Tư vấn loại hình doanh nghiệp viên chức được góp vốn
  • Tư vấn điều kiện để viên chức góp vốn vào doanh nghiệp
  • Soạn thảo đơn từ có liên quan
  • Thay mặt khách hàng gặp gỡ cơ quan nhà nước

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Viên chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không? Nếu quý khách có nội dung còn vướng mắc về bài viết hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác liên quan đến TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

4.9 (14 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết