Luật Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì ?

Chính sách pháp luật hiện nay đang có nhiều khuyết khích Doanh nghiệp đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt. Trong đó là các doanh nghiệp chế xuất. Các doanh nghiệp này được hưởng nhiều ưu đãi về nhiều mặt từ chính sách của nhà nước. Cùng tìm hiểu về những ưu đãi mà doanh nghiệp chế xuất được hưởng trong bài viết sau đây.

Doanh nghiệp chế xuất đựơc hưởng ưu đãi gì?

>>Xem thêm: Doanh nghiệp chế xuất bán hàng vào nội địa thực hiện thế nào?

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Theo quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 10 Điều 2 Nghị định 82/2018/NĐ-CP, theo đó:

  • Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
  • Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp.

Quy định riêng áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất

Những quy định riêng dành cho doanh nghiệp chế xuất
  • Doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan, trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
  • Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  •  Doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài 
  • Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
  • Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này và các trường hợp không làm thủ tục hải quan do Bộ Tài chính quy định.
  • Doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản thanh lý của doanh nghiệp và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và thương mại. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
  • Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất khi được phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải mở sổ kế toán hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam và bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế xuất hoặc thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất để thực hiện hoạt động này.
  • Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này, được thành lập trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp chế xuất.

Ưu đãi về thuế

Doanh nghiệp chế xuất có thể hưởng một số ưu đãi về thuế như sau:

Ưu đãi về thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất

Thứ nhất, ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 11 Thông tư 96/2015/TT-BTC) , Doanh nghiệp chế xuất được hưởng mức thuế suất 10% kể từ 01/01/2016, khi doanh nghiệp chế xuất thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 218/2013/NĐ-CP, nay quy định tại Phụ lục II Nghị định Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

Đồng thời, doanh nghiệp chế xuất còn được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như trên (Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC).

Thứ hai, ưu đãi về thuế giá trị gia tăng

Căn cứ quy định tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất sẽ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT

Thứ ba, ưu đãi thuế xuất khẩu – nhập khẩu

Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác thì không phải là đối tượng chịu thuế.

Doanh nghiệp chế xuất nằm trong khu phi thuế quan, do đó sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp trên.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết về vấn đề “Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi gì?”. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào vướng mắc hoặc cần tư vấn chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

4.27 (21 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết