Luật Doanh Nghiệp

Tư vấn thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề

Thành lập trung tâm dạy nghề hiện nay đang rất được người dân quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, tổ chức muốn đào tạo nhiều lớp học viên. Vậy làm thế nào để thành lập một trung tâm dạy nghề vừa như mong muốn vừa đúng pháp luật? Xin tư vấn bạn đọc về thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề qua bài viết duới đây. 

Thành lập trung tâm dạy nghề

Thành lập trung tâm dạy nghề

Căn cứ thành lập trung tâm dạy nghề

Để thành lập một Trung tâm dạy nghề, bạn cần thỏa mãn 02 vấn đề chính dưới đây:

  • Một là, Đáp ứng việc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp
  • Hai là, Đáp ứng điều kiện việc xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trung tâm dạy nghề.

Tổng hợp các điều kiện liên quan được quy định theo Nghị định 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 140/2018/NĐ-CP)

Điều kiện thành lập trung tâm dạy nghề

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập, cho phép thành lập khi có đề án thành lập rõ ràng và đáp ứng được các quy định sau:

  • Phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề và quy hoạch chi tiết của bộ ngành, Ủy ban nhân dân Tỉnh.
  • Quy mô đào tạo: Đối với trường cao đẳng thì phải đáp ứng tối thiểu là 500 học sinh, sinh viên/năm; Còn đối với trường trung cấp thì tối thiểu phải có 250 học sinh, sinh viên/năm; tối thiểu là 150 học sinh/năm đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp.
  • Có nhân lực trực tiếp thực hiện việc đánh giá kỹ năng nghề của người tham dự:  ít nhất là 01 (một) người đang làm việc chính thức tại tổ chức đánh giá kỹ năng nghề, có thẻ đánh giá viên  phù hợp với nghề và bậc trình độ kỹ năng nghề đề nghị cấp giấy chứng nhận.
  • địa điểm xây dựng cơ sở vật chất thì diện tích tối thiểu phải là 1.000 m2 đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 20.000 m2 đối với trường trung cấp, trường cao đẳng là 50.000 m2
  • Vốn pháp định: Tối thiểu là 5 tỷ đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp. 100 tỷ trở lên đối với trường cao đẳng và 50 tỷ trở lên đối với trường trung cấp.
  • Các điều kiện quy định riêng về cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy và giáo viên giảng dạy đối với từng loại hình tổ chức.

Thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề

Đối với các trung tâm dạy nghề công lập, tư thục, cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài 

  • Bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có);
  • Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Đối với các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp

  • Bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Bản sao quyết định thành lập trung tâm dạy nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
  • Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp;
  • Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

Hồ sơ thành lập

  • Văn bản đề nghị thành lập của cơ quan chủ quản hoặc văn bản đề nghị cho phép thành lập; 
  • Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;
  • Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng và thiết kế sơ bộ các công trình kiến trúc;
  • Bản sao văn bản xác lập quyền sử dụng đất còn thời hạn tối thiểu là 5 năm
  • Văn bản xác nhận khả năng tài chính.
  • Biên bản cử người đại diện đứng tên thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành viên góp ( nếu có từ hai thành viên trở lên)
  • Danh sách các thành viên sáng lập
  • Danh sách, hình thức, biên bản góp vốn của các thành viên cam kết góp vốn thành lập
  • Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục có từ 02 thành viên góp vốn trở lên thì còn cần bổ sung các tài liệu theo quy định chi tiết tương ứng.

Căn cứ: Điều 6 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (Sửa đổi bổ sung bởi NĐ 148/2018/NĐ-CP)

Trình tự, thủ tục cấp phép

  • Bước 1. Tiếp nhận hồ sơ

Tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ không hợp, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải có văn bản trả lời cho các tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải gửi hồ sơ thành lập tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

  • Bước 2. Thẩm định hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu Hội đồng thẩm định phải tiến hành thẩm định hồ sơ trong vòng 5 ngày kể từ nhận được yêu cầu.

Kết quả tổ chức thẩm định phải được gửi về cơ quan có thẩm quyền cấp phép trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định

  • Bước 3. Quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Sau khi nhận được kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định,  cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ ra quyết định cho phép thành lập trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thẩm định.

Căn cứ: Điều 8 Nghị định 143/2016/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định  24/2022/NĐ-CP)

Hướng dẫn dạy nghề cho học viên

Hướng dẫn dạy nghề cho học viên

Thẩm quyền cấp phép thành lập trung tâm

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cho phép thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp tư thục trên địa bàn.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội quyết định thành lập trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trường trung cấp công lập trực thuộc cơ quan, tổ chức mình.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định thành lập trường cao đẳng công lập, cho phép thành lập trường cao đẳng tư thục.

Tư vấn của Luật sư về thành lập trung tâm dạy nghề

Luật Long Phan xin cung cấp dịch vụ xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề nhanh chóng và hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng hiện nay.Chúng tôi sẽ:

  • Tư vấn về những vấn đề pháp lý cơ bản về việc thành lập trung tâm dạy nghề;
  • Tư vấn về trình tự, thủ tục xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề;
  • Tư vấn hồ sơ xin cấp phép thành lập trung tâm dạy nghề;
  • Tư vấn cách lập hồ sơ, các tài liệu cần thiết;
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý khác có liên quan.
Tư vấn dạy nghề

Tư vấn dạy nghề

Trên đây là nội dung Tư vấn thành lập trung tâm dạy nghề của chúng tôi. Trong trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ kip thời. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết