Luật Hợp Đồng

Tư vấn soạn thảo Hợp Đồng Thương Mại

Tư vấn soạn thảo hợp đồng thương mại là dịch vụ của Chuyên Tư Vấn Luật nhằm giúp khách hàng soạn thảo được hợp đồng thương mại chặt chẽ, bảo vệ đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các bên. Khi soạn thảo được một hợp đồng thương mại bảo đảm khách hàng có thể tránh được nhiều rủi ro trong khi thực hiện hợp đồng. Vậy cách để soạn một hợp đồng thương mại có các điều khoản nào, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Tư vấn soạn thảo Hợp Đồng Thương Mại

Tư vấn soạn thảo Hợp Đồng Thương Mại

>>Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng thương mại là gì?

Hợp đồng thương mại là một biên bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, tại đó sẽ quy định các quyền và lợi ích của các bên trong hợp đồng. Căn cứ để xây dựng hợp đồng thương mại là pháp luật thương mại.

>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế

Điều khoản về thông tin các bên

Đây là điều khoản cho người đọc hợp đồng nhận dạng ai là các bên trong hợp đồng, vì chủ thể tham gia ký kết hợp đồng thương mại phải là các đối tượng có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Do tính chất quan trọng và xác định hiệu lực của hợp đồng nên điều khoản về thông tin thường được đặt ở đầu hợp đồng. Trong điều khoản thông tin cần có các vấn đề sau:

Nếu người ký là cá nhân: tên, năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú, các thông tin này phải ghi rõ ràng và được ghi theo CMND và hộ khẩu.

Bên tham gia ký kết là công ty: tên công ty, địa chỉ công ty, MSKD/MST, tên người đại diện, năm sinh, địa chỉ, các điều khoản về công ty phải được ghi nhận theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Điều khoản về đối tượng của hợp đồng

Hoạt động thương mại theo quy định của luật thương mại gồm nhiều hoạt động khác nhau như mua bán, gia công, dịch vụ, do đó để cụ thể thì trong điều khoản của hợp đồng phải có điều khoản mô tả về hàng hóa. Các hoạt động thương mại và các thông tin cần có như sau:

Nếu là hợp đồng thương mại dịch vụ, gia công đây là những hợp đồng mà đối tượng là các công việc cụ thể. Những hợp đồng này phải có cách thức thực hiện, trình độ chuyên môn, người trực tiếp thực hiện, kết quả sau khi thực hiện.

Nếu hợp đồng là hợp đồng mua bán thì đối tượng của hàng hóa được mua bán, do đó phải xác định cụ thể hàng hóa được bán là cái gì, kích thước, chất lượng, màu sắc, các thông số cần thiết để khi thực hiện giao dịch các bên xác định được đó là hàng hóa mà mình cần.

Điều khoản trong hợp đồng

Điều khoản trong hợp đồng

Điều khoản về giá

Giá cả của hợp đồng thương mại là điều khoản cần quan tâm của các bên, vì khả năng xuất hiện rủi ro trong điều khoản này là rất lớn và đây cũng có thể là mục đích của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Trong điều khoản về giá các bên phải quy định về đơn giá của công việc hoặc sản phẩm, đây là có thể là đơn giá cố định hoặc biến động theo từng lần thực hiện hợp đồng căn cứ vào giá trị thị trường.

Căn cứ pháp lý được quy định tại Điều 52 Luật thương mại 2005.

Điều khoản về thanh toán

Trong điều khoản này, các bên cần có thỏa thuận về phương thức thanh toán, đồng tiền thanh toán và thời hạn thanh toán.

Đối với phương thức thanh toán: Các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức thanh toán phổ biến hiện nay: Thanh toán trực tiếp; Thanh toán thông qua chuyển khoản và thanh toán nhờ thu và tín dụng chứng từ L/C (thường được sử dụng đối với hợp đồng thương mại quốc tế).

Đối với đồng tiền thanh toán: Các bên thỏa thuận cụ thể đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng hoặc USD hay một đồng tiền khác tùy theo ý trí các bên. Tuy nhiên chỉ nên để một loại đồng tiền thanh toán duy nhất.

Đối với thời hạn thanh toán: Mặc dù pháp luật quy định các bên không thỏa thuận thời hạn thanh toán thì vẫn có phương thức xác định. Tuy nhiên, các bên vẫn nên thỏa thuận một thời hạn thanh toán cụ thể. Thời hạn thanh toán có thể là một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ của hợp đồng.

Căn cứ pháp lý được quy định tại Điều 50, Điều 54, Điều 55 Luật thương mại 2005.

Điều khoản về phạt vi phạm

Theo quy định pháp luật các bên trong hợp đồng sẽ được quyền thỏa thuận về phạt vi phạm, nhưng nếu các bên không thỏa thuận thì khi có vi phạm phát sinh sẽ không được quyền áp dụng phạt vi phạm. Trong điều khoản này các bên quy định các trường hợp bị phạt vi phạm. Mức phạt vi phạm là bao nhiêu, tuy nhiên theo quy định pháp luật phạt vi phạm không được vượt quá 8% giá trị hợp đồng.

Căn cứ pháp lý được quy định định tại Điều 299, 300 Luật thương mại 2005.

Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên

Pháp luật có quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản cho các bên. Thực tế, các bên có thể thỏa thuận thêm một số quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với giao dịch của mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

Căn cứ pháp lý được quy định định tại Điều 45, 46, 48, 49 Luật thương mại 2005.

Điều khoản về giải quyết tranh chấp phát sinh

Tòa án và Trọng tài thương mại là hai thiết chế hiện hữu có thể giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại. Tuy nhiên sẽ có những vụ việc mà chỉ có Tòa án được quyền giải quyết còn Trọng tài thương mại thì không. Nếu các bên muốn giải quyết bằng Trọng tài thương mại thì phải lập thỏa thuận trọng tài, thỏa thuận này có thể lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp. Khi hợp đồng có yếu tố nước ngoài các bên có thể xem xét vấn đề chọn luật áp dụng.

Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh

Quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh

Điều khoản khác

Bên cạnh các điều khoản cơ bản ở trên, các bên được tự do thỏa thuận các điều khoản khác phù hợp với giao dịch và quy định của pháp luật để chi tiết hơn. Các bên cũng lưu ý nên ký kết hợp đồng bằng hình thức văn bản ngoài các trường hợp bắt buộc để đảm bảo hơn cho quá trình thực hiện giao dịch thương mại.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến ký kết hợp đồng thương mại. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc thực hiện hoạt động kinh doanh của mình. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ khó khăn, vướng mắc hay các vấn đề khác liên quan đến nhận thừa kế thì hãy gọi ngay vào HOTLINE 1900.63.63.87 để được TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG nhanh chóng và kịp thời. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết