Luật Hôn Nhân Gia Đình

Tư Vấn Ly Hôn Giành Quyền Nuôi Con

Ly hôn giành quyền nuôi con diễn ra ngày càng phổ biến giữa vợ chồng sau khi ly hôn. Vì thế, nhằm giải quyết vấn đề đó, quyền nuôi con được pháp luật quy định rất rõ ràng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý trên và tìm được hướng giải quyết tốt nhất trong trường hợp xảy ra tranh chấp, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cũng như dịch vụ tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con uy tín, hiệu quả nhất.

Tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con

Quy định giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
  • Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận của hai vợ chồng để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Theo đó, sau khi ly hôn, hai bên có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.
  • Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền về mọi mặt của con.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 81, Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

>> Xem thêm: Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn

Trường hợp giành quyền nuôi con sau ly hôn

Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi

  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng;
  • Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người cha có thể giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu đáp ứng được các điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như các yếu tố về thu nhập, chỗ ở, thời gian chăm sóc con cái,…

Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Trường hợp con trên 36 tháng tuổi đến 7 tuổi

  • Cha mẹ ly hôn phải thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn được với con.
  • Sau khi thỏa thuận mà không đạt được sự thống nhất giữa hai bên thì lúc này việc xác định người được quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ thuộc về Tòa án. Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con cho người nào có đủ điều kiện và đảm bảo được tốt nhất quyền và lợi ích về mọi mặt cho đứa trẻ.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Trường hợp con trên 7 tuổi

  • Con cái khi đủ 7 tuổi trở lên đã có được nhận thức và suy nghĩ phù hợp khi lựa chọn bố hoặc mẹ là người chăm sóc mình.
  • Khi bố mẹ giành quyền nuôi con sau ly hôn, ngoài việc xem xét quyền lợi về mọi mặt của con thì Tòa án còn phải xem xét nguyện vọng của con. Theo đó, Tòa án sẽ phải hỏi nguyện vọng con sẽ theo ai nếu cha mẹ ly hôn.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

Những vấn đề cần chứng minh khi giành quyền nuôi con

  • Thu nhập, chỗ ở: người bố hoặc mẹ phải chứng minh được mình có đủ điều kiện vật chất về thu nhập, đảm bảo tài sản và nơi ở ổn định phù hợp cho việc chăm sóc cho con cái. Ngoài ra, bố mẹ cũng phải đảm bảo giúp con phát triển đầy đủ, lành mạnh.
  • Công việc, thời gian chăm sóc con: cần chứng minh được công việc đang làm là hợp pháp, có thời gian chăm sóc, nuôi dạy con cái hợp lý, không bỏ bê con cái.
  • Quan tâm, thương yêu, chăm sóc con: cần cho thấy bản thân người bố, người mẹ luôn quan tâm, chăm sóc con cái, là người có đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật.

Những vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con

Những vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con

Trình tự, thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền
  2. Bước 2: Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thông báo nộp tiền tạm ứng án phí
  3. Bước 3: Đóng tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn
  4. Bước 4: Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục tố tụng chung và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Luật sư tư vấn ly hôn giành quyền nuôi con

  • Tư vấn quy định của pháp luật trong trường hợp cha mẹ giành quyền nuôi con khi ly hôn;
  • Tư vấn cách giành được quyền nuôi con
  • Luật sư tư vấn những vấn đề chứng minh để giành quyền nuôi con;
  • Tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn;
  • Luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi giành quyền nuôi con;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đã cung cấp đến Quý khách những thông tin cụ thể về vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quy định. Ngoài ra khi tiến hành ly hôn giành quyền nuôi con, Quý khách cần lưu ý đến độ tuổi của con nhằm áp dụng pháp luật phù hợp. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay cần tư vấn chuyên sâu về hôn nhân gia đình, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH hỗ trợ.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết