Luật Dân sự

Tư vấn giải quyết trường hợp không trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn

Không trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn vì khó khăn tài chính là tình huống thường gặp phải trong thực tiễn đời sống. Lúc này, cần áp dụng những giải pháp pháp lý nào để có thể giải quyết một cách nhanh chóng, hiệu quả. Bài viết tư vấn ngay sau đây sẽ giúp bạn đọc tìm ra hướng đi đúng đắn.

Chưa mất khả năng trả nợ thì có thể xin gia hạn
Chưa mất khả năng trả nợ thì có thể xin gia hạn

Bên vay có nghĩa vụ trả nợ như thế nào?

  • Khi đến hạn, bên đi vay phải hoàn trả đúng khoản tiền gốc cho bên kia trừ khi có thỏa thuận thanh toán bằng hình thức khác;
  • Địa điểm trả nợ là nơi nơi đặt trụ sở của bên cho vay;
  • Bên cho vay có quyền yêu cầu người vay nợ trả lãi theo đúng thỏa thuận và lãi chậm trả tương ứng số tiền chưa thanh toán.
Nếu lịch sử giao dịch xấu khách hàng có thể bị cấm cho vay
Nếu lịch sử giao dịch xấu khách hàng có thể bị cấm cho vay

Hậu quả có thể xảy ra khi bên vay không trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn

  • Khoản nợ ban đầu được chuyển thành nợ quá hạn và phải chịu thêm lãi chậm trả. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN quy định có năm mức xếp hạng nợ quá hạn, cấp độ càng cao thì khả năng vay thêm càng khó, mức năm tương đương mất khả năng thanh toán;
  • Khoản nợ quá hạn bị xếp vào nhóm “nợ xấu” thì ngoài vấn đề không được ngân hàng tiếp tục cho vay, phải chịu lãi chậm trả thì còn có thể chịu thêm “chi phí xử lý nợ”;
  • Bị phát mãi tài sản thế chấp theo đúng thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Lưu ý, thời điểm chuyển thành nợ quá hạn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng nhưng không được vượt quá 10 ngày kể từ khi đến hạn trả nợ.

Luật sư sẽ là người tháo gỡ vướng mắc pháp lý
Luật sư sẽ là người tháo gỡ vướng mắc pháp lý

Hướng xử lý trong trường hợp không trả nợ ngân hàng khi đến hạn

Đối với ngân hàng

Nếu bên vay có dấu hiệu cố tình không trả nợ hoặc có dấu hiệu bỏ trốn, tẩu tán tài sản thì bên cho vay có thể:

  • Khởi kiện vụ án dân sự và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết;
  • Yêu cầu cơ quan Công an xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

>>> Xem thêm:

Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khác lừa đảo thế nào?

Đối với người đi vay

Điều 19 Thông tư 339/2016/TT-NHNN quy định tổ chức tín dụng có thể xem xét cơ cấu lại thời han trả nợ trên cơ sở đề nghị xin gia hạn và khả năng thanh toán của khách hàng như sau:

  • Được đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi vay theo kỳ hạn được điều chỉnh thì xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.
  • Được ngân hàng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc, lãi vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay thì xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
  • Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ phải được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày đến hạn.

>>> Xem thêm:

Thủ tục đề nghị xóa nợ cho doanh nghiệp bị phá sản

Công việc Luật sư sẽ thực hiện giải quyết trường hợp không trả nợ ngân hàng khi đến hạn

  • Tư vấn trình tự thủ tục xử lý và thu hồi nợ của tổ chức tín dụng;
  • Xác định phương án giải quyết tối ưu nhất với khoản nợ hiện thời;
  • Hỗ trợ soạn thảo giấy tờ cần thiết để trình gửi đến các bên có liên quan;
  • Trợ giúp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực trả nợ;
  • Giúp đỡ đàm phán, thương lượng nhằm gia hạn nợ;
  • Giám sát, đảm bảo việc phát mãi tài sản thế chấp diễn ra đúng luật định…

Trên đây là nội dung tư vấn về cách thức giải quyết nợ ngân hàng. Nếu quý khách hàng gặp phải khó khăn khi trả nợ hoặc thu hồi nợ theo hợp dồng tín dụng vui lòng liên hệ ngay cho Luật sư hợp đồng của chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.9 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 754 bài viết