Luật Doanh Nghiệp

Tư vấn giải quyết tranh chấp phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp

Tranh chấp phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích của các thành viên trong công ty khi cùng hợp tác kinh doanh nhưng LỢI NHUẬN được chia lại không được công bằng với phần “vốn góp” của họ. Vậy để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần phải làm gì, mời bạn đọc đón xem bài viết dưới đây.

Phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp
Phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp

Quyền được phân chia lợi nhuận của cổ đông

Theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020 thì cổ đông phổ thông có quyền được “Nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông”

Như vậy, việc được phân chia lợi nhuận là quyền cơ bản cuả cổ đông mà. Như vậy, kể cả khi công ty không kinh doanh có lãi thì công ty vẫn có trách nhiệm chi trả cổ tức tương với phần vốn góp cảu các cổ đông.

Cơ chế giải quyết tranh chấp về việc chia lợi nhuận

  • Khi giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, cụ thể ở đây là việc phân chia lợi nhuận thì sẽ ưu tiên áp dụng ĐIỀU LỆ của doanh nghiệp nếu như Điều lệ có quy định và không trái với pháp luật (điểm h khoản 1 Điều 24 Luật Doanh nghiệp 2020).
  • Nếu như Điều lệ có quy định nhưng có sự mâu thuẫn với Luật Doanh nghiệp thì sẽ áp dụng Luật Doanh nghiệp, tuy nhiên Luật vẫn ưu tiên áp dụng Điều lệ nếu luật cho phép doanh nghiệp tự quy định.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp phân chia lợi nhuận

Vì đây là tranh chấp xảy ra trong doanh nghiệp cho nên thẩm quyền giải quyết ưu tiên thuộc về nội bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu giải quyết trong nội bộ doanh nghiệp mà không được thì các bên có thể khởi kiện tại 02 cơ quan sau để giải quyết:

  • Tòa án: các bên có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp tỉnh để giải quyết tranh chấp (khoản 4 Điều 30, điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012).
  • Trọng tài thương mại: Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Trọng tài; hoặc giữa các bên có thỏa thuận trọng tài (nếu thỏa thuận không bị vô hiệu và không thuộc các trường hợp không thể thực hiện được theo quy định tại Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010). Nếu các bên có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án sẽ không giải quyết trừ trường hợp thỏa thuận vô hiệu hoặc không thực hiện được.

Thủ tục giải quyết tranh chấp chia lợi nhuận

Mẫu đơn khởi kiện
Mẫu đơn khởi kiện

Tại Tòa án

Khi tiến hành khởi kiện tại Tòa thì cần nộp hồ sơ khởi kiện, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn khởi kiện;
  • Bản sao y các loại giấy tờ (chứng minh nhân thân và các tài liệu, giấy tờ chứng minh yêu cầu khởi kiện,…).

Phương thức nộp:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua đường bưu điện;
  • Gửi trực tuyến thông qua cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Tòa án sẽ xem xét hồ sơ và thụ lý nếu thuộc thẩm quyền và thực hiện quy trình theo đúng quy định pháp luật.

Tại Trọng tài Thương mại

Trong trường hợp này, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.

Hồ sơ gồm có:

  • Đơn khởi kiện: nội dung đơn phải đầy đủ các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 30 Luật Trọng tài thương mại 2010; và
  • Kèm theo thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao các tài liệu có liên quan.

Sau đó, cơ quan Trọng tài sẽ xem hồ sơ khởi kiện và giải quyết theo trình tự pháp luật.

>>>Quý bạn đọc có thể xem chi tiết hướng dẫn: Khởi kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Trên đây là nội dung tư vấn để giải quyết tranh chấp về việc phân chia lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nếu quý bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề khác hay muốn giải quyết các tranh chấp khác liên quan đến doanh nghiệp, vui lòng liên hệ LUẬT SƯ TƯ VẤN DOANH NGHIỆP qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.

4.5 (13 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết