Luật Doanh Nghiệp

Tư vấn doanh nghiệp lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại

Tư vấn doanh nghiệp lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại là nhiệm vụ của bộ phận pháp chế hoặc đội ngũ Luật sư tư vấn cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ giải quyết tranh chấp và nhằm mục đích đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại có hiệu quả
Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại có hiệu quả

>>> Xem thêm:  Giải quyết tranh chấp thương mại

Những tranh chấp doanh nghiệp thường gặp trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiếp xúc rất nhiều với đối thác thông qua những giao dịch, hợp đồng hay những thỏa thuận khác giữa các bên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện những việc đó luôn tiềm tàng nảy sinh nhiều rủi ro phát sinh tranh chấp và có nguy cơ đưa doanh nghiệp tới khủng hoảng như:

  • Tranh chấp về chất lượng hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Tranh chấp liên quan đến việc chậm thanh toán tiền hàng;
  • Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng;
  • Tranh chấp hợp đồng hợp tác;
  • Tranh chấp hợp đồng nguyên tắc;
  • Tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại với tổ chức tín dụng;
  • Tranh chấp hợp đồng vận tải, logistic;
  • Và rất nhiều những tranh chấp khác mà các bên có thể gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Những tranh chấp này có thể phát sinh do lỗi của một bên vi phạm các điều khoản trọng hợp đồng, do sự kiện khách quan, lý do bất khả kháng mà một bên không thể thực hiện nghĩa vụ đối với bên kia theo những gì đã thỏa thuận.

Trọng tài thương mại giải quyết cho các bên thương lượng, hòa giải
Trọng tài thương mại giải quyết cho các bên thương lượng, hòa giải

Những tranh chấp này các bên có thể ngồi lại với nhau để cũng giải quyết nhưng thường sẽ không đem lại hiệu quả. Biện pháp mà các bên thường áp dụng đó là nhờ một bên thứ ba đứng ra làm trung gian để giải quyết tranh chấp.

Nên lựa chọn cơ quan nào để giải quyết tranh chấp

Hiện nay, doanh nghiệp phát sinh tranh chấp thương mại có thể lựa chọn nhiều hình thức giải quyết như:

  • Giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải;
  • Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài thương mại;
  • Giải quyết tranh chấp bằng con đường Tòa án;

Mỗi lựa chọn giải quyết tranh chấp đều có những ưu nhược điểm khác nhau.

Đối với lựa chọn thương lượng, hòa giải thì các bên tự chủ động sắp xếp làm việc với nhau. Các bên doanh nghiệp thương lượng, giải quyết những vấn đề phát sinh tranh chấp một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, hướng giải quyết này thường đem lại hiệu quả không cao vì thường các bên không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề tranh chấp.

Đối với trọng tài thương mại, đây là một hình thức phổ biến hiện nay mà nhiều các doanh nghiệp lựa chọn để giải quyết tranh chấp. Ngoài những ưu điểm như giải quyết nhanh gọn những vấn đề của các bên bằng phán quyết trọng tài dựa trên quy định của pháp luật thì hình thức này còn tồn tại một số hạn chế như:

  • Giải quyết bằng trọng tài thương mại coi trọng sự hợp tác và hòa giải giữa các bên nên trường hợp ý kiến của các bên quá cứng nhắc dẫn đến không thể ra phán quyết và phải tìm đến con đường tòa án
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại còn khá mới hiện nay nên nhiều doanh nghiệp chưa thực sự tin tưởng khi đem tranh chấp giải quyết tại đây
  • Tính cưỡng chế đối với phát quyết của trọng tài không đủ tính răn đe, việc thực hiện còn dựa vào tinh thần hợp tác của các bên
  • Trọng tài giải quyết tranh chấp không có thẩm quyền như tòa án nên gặp khó khăn trong các trường hợp thu thập, xác minh chứng cứ
  • Phán quyết trọng tài có thể bị tòa án xét xử lại. Đây được xem là hạn chế lớn nhất đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tại.

Bên cạnh đó thì hướng đi giải quyết tranh chấp thông qua khởi kiện Tòa án nhân dân có thẩm quyền bằng bản án sơ thẩm, phúc thẩm vẫn là hướng đi an toàn và hiệu quả nhất. Tòa án là cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp thương mại theo quy định của pháp luật. Bản án của tòa án có hiệu lực pháp luật cao nhất so với những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại khác.

Tranh chấp thương mại giải quyết tại Tòa án tuy còn có một số bất cập nhưng nó đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà các bên đặt ra, giải quyết những nhược điểm mà các hình thức giải quyết tranh chấp khác chưa làm được.

Vì vậy, tranh chấp thương mại giữa các doanh nghiệp được giải quyết tại Tòa án nhân dân vẫn là lựa chọn số một. Đem lại hiệu quả cao trọng việc giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự.

>>> Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thương mại

Dù giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án hay trọng tài, thậm chí là các bên tự thương lượng, thỏa thuận với nhau thì doanh nghiệp cũng không thể thiếu đội ngũ hỗ trợ pháp lý trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp
Luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sử dụng bộ phận pháp chế để thực hiện những công việc này nhưng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không phải ai cũng đủ khả năng để xây dựng cho mình một đội ngũ tư vấn riêng.

Vì vậy, việc cần có sự hỗ trợ của những luật sư dày dặn kinh nghiệm là hết sức cần thiết. Vừa tiết kiệm chi phí, vừa đem lại hiệu quả công việc cao. Xét về thực tế, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp, tham gia tố tụng thì Luật sư luôn là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp

Trên đây là bài viết của chúng tôi tư vấn cho doanh nghiệp liên quan đến việc lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại đem lại hiệu quả cao và an toàn. Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn chi tiết và cụ thể./.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết