Luật Hình Sự

Tư vấn bào chữa tội làm giả tài liệu, con dấu của doanh nghiệp

Làm giả tài liệu, con dấu của doanh nghiệp nhằm thực hiện hành vi phi pháp như  lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, trốn thuế,v.v sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người phạm tội này có thể đối mặt với án phạt tù, nhưng vẫn có cơ hội được giảm mức hình phạt nếu có thái độ thành khẩn và có nhân thân tốt. Dưới đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về vấn đề trên.

Hồ sơ, con dấu của doanh nghiệp có thể dễ dàng bị giả mạo nhằm mục đích phi pháp
Hồ sơ, con dấu của doanh nghiệp có thể dễ dàng bị giả mạo nhằm mục đích phi pháp

Những hành vi được xem là cấu thành tội làm giả con dấu, tài liệu của doanh nghiệp

Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giải thực hiện hành vi trái pháp luật được xem là những dấu hiệu của tội danh trên. (khoản 1 Điều 341 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017):

Cấu thành tội phạm của tội danh này bao gồm:

  • Chủ thể của tội danh này là chủ thể thường, chỉ cần có năng lực pháp luật hình sự và đủ tuổi theo luật định;
  • Mặt chủ quan: Hành vi này được thực hiện với lỗi cố ý, với mục đích thực hiện hành vi trái pháp luật;
  • Khách thể: xâm phạm trật tự quản lý hành chính Nhà nước;
  • Mặt khách quan: Hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức. Đây là hành vi của người không có thẩm quyền cấp các giấy tờ đó nhưng đã tạo ra các giấy tờ đó bằng những phương pháp nhất định để coi nó như thật.

Việc làm giả này có thể là giả toàn bộ hoặc chỉ từng phần. Mục đích của việc làm giấy tờ giả là để thực hiện hành vi trái pháp luật.

Hậu quả pháp lý của tội danh trên

Pháp luật quy định các hình thức: phạt tiền, phạt tù và phạt cải tạo không giam giữ với tội phạm làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức.

  • Đối với hành vi trên, mức phạt được quy định tại khoản 1 Điều 341 là bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm;
  • Nếu phạm tội thuộc các trường hợp tại khoản 2 Điều này thì cá nhân đó sẽ bị phạt tù từ 02 đến 05 năm;
  • Nếu hành vi phạm tội thuộc khoản 3, với mức độ phạm tội cao hơn, thì sẽ đối mặt với mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm;
  • Ngoài các hành vi trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người phạm tội có thể bị phạt từ 30 đến 100 triệu đồng
Người phạm tội có thể bị phạt từ 30 đến 100 triệu đồng

Các tình tiết giảm nhẹ của tội danh trên

Các tình tiết giảm nhẹ

Dù có thể phải đối mặt với án phạt tù, tội phạm vẫn có cơ hội được hưởng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định  của: Điều 51 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (còn gọi là Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);

Một số tình tiết giảm nhẹ như:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc thiệt hại không lớn;
  • Người phạm tội tự thú, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
  • Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án.

Thậm chí, cá nhân phạm tội còn có thể được hưởng án treo theo quy định của:

  • Điều 65 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (còn gọi là Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017);
  • Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 65 BLHS về án treo;

Những đối tượng được hưởng án treo

Người phạm tội có thể được giảm án, thậm chí hưởng án treo
Người phạm tội có thể được giảm án, thậm chí hưởng án treo

Như đã đề cập ở trên, cá nhân có thể được hưởng án treo nếu:

  • Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của  người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách;

Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn Điều 65 BLHS về án treo liệt kê 5 điều kiện để được hưởng án treo:

  • Bị xử phạt tù không quá 03 năm;
  • Có nhân thân tốt;
  • Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
  • Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Qua bài viết vừa rồi, chúng tôi đã chia sẻ một số vấn đề liên quan đến tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Nếu quý độc giả cần tư vấn, hoặc có khó khăn trong việc tìm kiếm dịch vụ luật sư bào chữa, hãy liên hệChuyên Tư Vấn Luật thông qua hotline 1900 63 63 87 để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng./.         

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.8 (13 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết