Luật Doanh Nghiệp

Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Được Mở Chi Nhánh Không?

Doanh nghiệp tư nhân có được mở chi nhánh không là thắc mắc thường gặp của nhiều khách hàng, đặc biệt là chủ doanh nghiệp tư nhân có mong muốn mở rộng thị trường của mình sau một thời gian kinh doanh. So với văn phòng đại diện, chi nhánh có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động buôn bán trong phạm vi do chính doanh nghiệp ủy quyền và có thể hạch toán kế toán độc lập với doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu những thủ tục cần thực hiện khi doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh.


 Doanh nghiệp tư nhân có được phép mở chi nhánh không?

>>Xem thêm: Những lưu ý khi doanh nghiệp mở thêm chi nhánh, văn phòng đại diện

Các lợi ích khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp?

  • Thứ nhất, có thể mở rộng quy mô công ty, tiếp cận nhiều hơn thành phần khách hàng của mình.
  • Thứ hai, có thể giới thiệu thương hiệu công ty rộng rãi đến mọi đối tượng. 
  • Nâng cao năng suất, tăng nguồn thu cho doanh nghiệp.

Đó là những lý do mà doanh nghiệp nên mở chi nhánh công ty để đẩy mạnh kinh doanh, đẩy mạnh hướng phát triển, khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường vốn dĩ rất khắc nghiệt với quy luật đào thải.

>>Xem thêm: Thủ tục điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Điều kiện thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân là gì?

Doanh nghiệp tư nhân muốn mở chi nhánh cần có các điều kiện sau:

  • Có ngành, nghề kinh doanh đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
  • Tên chi nhánh doanh nghiệp tư nhân phải được đặt phù hợp với quy định của pháp luật
  • Có trụ sở chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật
  • Có hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh doanh nghiệp tư nhân hợp lệ
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân theo quy định.

Căn cứ Điều 44, 45 Luật Doanh nghiệp 2020, Điều 31 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh 

  • Thông báo lập chi nhánh;
  • Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Bước 2: Nộp Hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh trong thời hạn 03 ngày làm việc
  • Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do; các yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp xác nhận nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

  • Do việc thành lập chi nhánh được xem là thay đổi so với nội dung đăng ký kinh doanh ban đầu, nên doanh nghiệp tư nhân thành lập chi nhánh sẽ được cấp sửa đổi Giấy đăng ký
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp xác nhận nội dung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập chi nhánh doanh nghiệp tư nhân

>>Xem thêm: Thủ tục thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “doanh nghiệp tư nhân có được mở chi nhánh không?”. Trường hợp có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với TƯ VẤN LUẬT DOANH NGHIỆP qua hotline 1900.63. 63.87 để được giải đáp kịp thời và đầy đủ. Xin cảm ơn.

5 (18 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 719 bài viết

10 thoughts on “Doanh Nghiệp Tư Nhân Có Được Mở Chi Nhánh Không?

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Sở,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Chúng tôi xin tư vấn câu hỏi của bạn như sau:
      Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
      Công ty là một danh từ chung chỉ một hình thức tổ chức kinh doanh. Theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam, các loại hình công ty phổ biến nhất bao gồm:
      – Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: với số thành viên thấp nhất là 2 người và cao nhất là 50 người, không được quyền phát hành cổ phiếu.
      – Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do 1 tổ chức hay cá nhân làm chủ sở hữu, không được quyền phát hành cổ phiếu.
      – Công ty cổ phần: số thành viên ít nhất là 3, cao nhất không giới hạn, được quyền phát hành cổ phiếu.
      – Công ty hợp danh: có ít nhất 2 thành viên, buộc phải là cá nhân, không được quyền phát hành cổ phiếu.
      – Doanh nghiệp tư nhân: do một cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản, mỗi cá nhân chỉ được lập duy nhất một doanh nghiệp tư nhân.
      Vậy nên Doanh nghiệp tư nhân là một loại hình công ty, công ty bao gồm cả Doanh nghiệp tư nhân trong đó.
      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn, số lượng chi nhánh được thành lập của DNTN được quy định trong Điều 46 Luật Doanh nghiệp: Điều 46. Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp
      1. Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi, bạn có thể liên hệ hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chi tiết.
      Trân trọng!

  1. Avatar
    Tâm says:

    Anh chị cho tôi hỏi: Trường hợp DNTN A có 02 chi nhánh cửa hàng xăng dầu. Trong đó có 1 chi nhánh thực tế do người B đầu tư (mượn giấy phép kinh doanh có sẵn giấy phép kinh doanh xăng dầu). Hiện nay, DNTN muốn bán (chuyển toàn quyền kinhdoanh cơ sở này cho người B được hay không? Cám ơn

    • Avatar
      Phan Mạnh Thăng says:

      Chào bạn Tâm! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, Chuyentuvanluat.com xin được tư vấn như sau:
      Theo quy định tại Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó có thể thấy rằng chi nhánh không phải là một doanh nghiệp mà chỉ là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và pháp luật cũng không cho phép bán hay chuyển nhượng chi nhánh của doanh nghiệp.
      Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
      – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
      – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
      Hotline: 1900.63.63.87
      Trân trọng!

  2. Avatar
    quynh says:

    người vợ muốn góp tiền( tiền bố mẹ cho khi lấy chồng) vào doanh nghiệp tư nhân của chồng có hợp pháp hay không?

      • Avatar
        Phan Mạnh Thăng says:

        Chào bạn Quỳnh! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:
        Điều 35 Luật hôn nhân và gia đình 2014 việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận. Bạn và chồng có thể thỏa thuận tài sản do bố mẹ cho để chồng bạn đem đưa vào kinh doanh.
        Tại Khoản 2 của Điều 36 quy định:
        Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.
        các tài sản khác sử dụng vào mục đích hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân thì đều không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng ban bạn nhé. Bởi doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
        Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn sơ bộ của chúng tôi dựa trên thông tin bạn đã cung cấp. Để cụ thể, chi tiết và thực hiện được tốt, bạn nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp để nghe luật sư trao đổi, giải thích, hướng dẫn qua địa chỉ: CÔNG TY LUẬT LONG PHAN PMT
        – Trụ sở chính: 50/6 Trường Sơn, phường 2, quận Tân Bình, Tp.HCM
        – Cơ sở 02: Căn hộ Officetel 3.34, Tầng 3, Lô OT-X2, toà nhà Sunrise City North, 27 Nguyễn Hữu Thọ, phường Tân Hưng, quận 7, Tp.HCM.
        Hotline: 1900.63.63.87
        Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *