Luật Hình Sự

Trường hợp được bắt, giữ người đúng quy định pháp luật

Trường hợp được bắt, giữ người đúng quy định pháp luật là một trong những biện pháp ngăn chặn được pháp luật Tố tụng hình sự 2015 ghi nhận. Bắt, giam giữ người trong trường hợp KHẨN CẤP có cần cơ quan có thẩm quyền ra lệnh bắt không? Và trường hợp nào thì được thi hành lệnh? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin chi tiết.

Bắt người đúng pháp luật

Bắt người đúng pháp luật

>>Xem thêm: CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM ĐƯỢC QUYỀN LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ BẢO VỆ LÃNH THỔ TỔ QUỐC ?

Biện pháp ngăn chặn theo Bộ luật Tố tụng hình sự

Theo Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2021) – BLTTHS, biện pháp ngăn chặn được hiểu là những biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng được áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa những đối tượng này tiếp tục phạm tội, cản trở quá trình điều tra, truy tố xét xử và thi hành án.

Các biện pháp ngăn chặn được quy định theo pháp luật tố tụng hình sự gồm: giữ người trong trường hợp khẩn cấp; bắt; tạm giữ; tạm giam; bảo lĩnh; đặt tiền để bảo đảm; cấm đi khỏi nơi cư trú; tạm hoãn xuất cảnh.

Các trường hợp bắt, giữ người đúng quy định pháp luật

Bắt, giữ người trong trường hợp khẩn cấp

Theo Điều 110 BLTTHS (hướng dẫn bởi Điều 15 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP ngày 19-10-2018 ), khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được giữ người:

  • Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;
  • Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

Ngay khi tiến hành giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người được quy định tại điểm a, Khoản 2 Điều 110 ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp. Lệnh bắt phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn. Nếu không đủ căn cứ thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi giữ người/nhận người bị giữ thì Cơ quan điều tra trả tự do ngay cho người đó.

Bắt người phạm tội quả tang

Căn cứ Điều 111 BLTTHS. này quy định bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi:

  • Đối với người đang thực hiện tội phạm;
  • Ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện;
  • Ngay sau khi thực hiện tội phạm hoặc bị đuổi bắt .

Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Khi bắt người phạm tội quả tang thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Bắt người đang bị truy nã

Bắt người đúng pháp luật

Bắt người theo quy định pháp luật

Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Bắt bị can, bị cáo để tạm giam

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi tiến hành bắt tại nơi cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường thị trấn và người chứng kiến. nếu bắt tại nơi làm việc , học tập thì phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Nếu bắt tại nơi khác thì phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền địa phương nơi tiến hành bắt người.

Pháp luật không cho phép bắt người vào ban đêm, trừ những trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Bắt người bị xem xét yêu cầu dẫn độ

Khi bắt người trong trường hợp dẫn độ, chỉ được thực hiện khi:

  • Tòa án đã ra quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ đối với người đó hoặc quyết định dẫn độ đối với người đó đã có hiệu lực pháp luật;
  • Có căn cứ cho rằng người yêu cầu dẫn độ bỏ trốn hoặc gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độc hoặc thi hành dẫn độ.

Bắt người bị dẫn độ

Biện pháp ngăn chặn

Biện pháp ngăn chặn

Căn cứ theo Điều 502 BLTTDS 2015, bắt người bị dẫn độ phải đáp ứng điều kiện như xem xét yêu cầu dẫn độ.

Thẩm quyền ban hành/ phê chuẩn lệnh bắt, giữ người

Theo khoản 2 Điều 110 BLTTHS 2015, thẩm quyền ban hành lệnh bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp thuộc về:

  • Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
  • Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng;
  • Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
  • Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 110 BLTTHS thẩm quyền phê chuẩn lệnh bắt giữ người thuộc về  Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền

>>> Xem thêm: THỦ TỤC HỦY BỎ BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

Trường hợp bắt, giữ người trái pháp luật bị xử lý ra sao

Ngoài những trường hợp được phép bắt, giữ người được liệt kê phía trên thì mọi trường hợp, hành vi khác bắt người không đúng căn cứ, thẩm quyền, trình tự thủ tục đều bị coi là trái pháp luật. Theo Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về khung hình phạt cho Tội bắt người trái pháp luật với 03 mức hình phạt sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 03 năm’
  • Phạt tù từ 02 đến 07 năm;
  • Phạt tù từ 05 đến 12 năm.

Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi mà người phạm tội sẽ phải chịu mức hình phạt khác nhau. Đối với người đảm nhiệm chức vụ phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bài viết trường hợp được bắt, giữ người đúng pháp luật. Nếu bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến pháp luật Hình sự, vui lòng liên hệ ngay tới hotline: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết