Luật Hành Chính

Ủy Thác Tư Pháp Là Gì? Trường Hợp Nào Cần Ủy Thác Tư Pháp?

Theo quy định của pháp luật thì trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, Tòa án Việt Nam có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự khi cần tiến hành một hoặc một số hoạt động tố tụng dân sự tại nước ngoài, bằng các hình thức khác nhau trong đó cụ thể là ủy thác tư pháp. Vậy ủy thác tư pháp được hiểu như thế nào? Quy định cụ thể về những trường hợp cần ủy thác tư pháp ra sao?

Ủy thác tư pháp là gì? Những trường hợp nào cần được ủy thác tư pháp?
Ủy thác tư pháp là gì? Những trường hợp nào cần được ủy thác tư pháp?

Ủy thác tư pháp là gì?

Ủy thác tư pháp là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật nước có liên quan hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

(Điều 6 Luật Tương trợ tư pháp 2007 về ủy thác tư pháp và hình thức thực hiện trong tương trợ tư pháp)

Ủy thác tư pháp chính là một hình thức thể hiện tương trợ tư pháp được thể hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Nội dung của ủy thác tư pháp rất phong phú và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể: có thể là yêu cầu tống đạt cho đương sự giấy triệu tập đến phiên tòa ở nước ngoài, yêu cầu về lấy lời khai của đương sự, nhân chứng, người giám định, xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp dưỡng, phải bồi thường thiệt hại,…

Những trường hợp nào cần ủy thác tư pháp?

Căn cứ vào các quy định khác nhau của pháp luật thì thông thường những vụ việc dân sự phải tiến hành ủy thác tư pháp là những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Vì hiện tại pháp luật chưa có điều khoản cụ thể quy định trong trường hợp nào thì được thực hiện ủy thác tư pháp, nên tại khoản 2 điều 464 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
  • Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Việc thực hiện ủy thác tư pháp tại Việt Nam

Thực hiện ủy thác tư pháp

Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc thực hiện việc ủy thác của Tòa án nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo nguyên tắc có đi có lại.

Tòa án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

  • Việc thực hiện ủy thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe dọa đến an ninh của Việt Nam
  • Việc thực hiện ủy thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.

Thủ tục thực hiện việc ủy thác tư pháp

Việc Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa án nước ngoài hoặc Tòa án nước ngoài ủy thác cho Tòa án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn bản ủy thác tư pháp phải chuyển ngay cho Tòa án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài nhận văn bản ủy thác của Tòa án Việt Nam.

Những vấn đề cần tìm hiểu về ủy thác tư pháp
Những vấn đề cần tìm hiểu về ủy thác tư pháp

Văn bản ủy thác tư pháp

Văn bản ủy thác tư pháp phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm lập văn bản ủy thác tư pháp
  • Tên, địa chỉ của Tòa án ủy thác tư pháp
  • Tên, địa chỉ của Tòa án thực hiện ủy thác tư pháp
  • Họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có liên quan đến ủy thác tư pháp.

Nội dung công việc ủy thác

Yêu cầu của Tòa án ủy thác: Gửi kèm theo văn bản là giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện ủy thác nếu có.

Công nhận giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận:

  • Giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài lập, cấp hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc ở ngoài lãnh thổ Việt Nam được Tòa án Việt Nam công nhận nếu giấy tờ tài liệu đó đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
  • Giấy tờ, tài liệu lập bằng tiếng nước ngoài được gửi cho Tòa án Việt Nam kèm theo bản dịch ra tiếng Việt đã được công chứng, chứng thực hợp pháp.

>>>Xem thêm: Sổ đỏ chỉ có tên một người, khi ly hôn vợ/chồng có được chia không?

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về vấn đề ủy thác tư pháp. Mọi thắc mắc cần tư vấn về các vấn đề pháp lý quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được giải đáp thêm.

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.7 (20 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *