Luật Doanh Nghiệp

Trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp

Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp là tổ chức gần gũi, tham gia ĐẠI DIỆN, BẢO VỆ quyền và lợi ích cho người lao động mà hầu như doanh nghiệp nào cũng phải thành lập trong những tháng đầu đi vào hoạt động. Nhưng trên thực tế vẫn có những doanh nghiệp chưa nắm bắt rõ trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở. Bài viết này sẽ đưa ra cái nhìn tổng quát cho các doanh nghiệp khi thành lập công đoàn cơ sở.

Thành lập công đoàn cơ sở
Thành lập công đoàn cơ sở

Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 98/2014/NĐ – CP thì điều kiện thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp là:

  • Doanh nghiệp phải có tư cách pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự 2015.
  • Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  • Chậm nhất sau 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn.
  • Sau 6 tháng kể từ ngày doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động mà doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp.

Thủ tục thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp

Thành lập ban vận động công đoàn cơ sở

  • Điều kiện thành lập Ban vận động: khi có 3 người lao động trở lên đang làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Người lao động nói trên tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban vận động.
  • Trường hợp có 1 người lao động là đoàn viên công đoàn thì đoàn viên công đoàn có quyền  tập hợp người lao động và làm trưởng ban vận động.
  • Nếu số đoàn viên công đoàn nhiều hơn 3 và ít hơn 5 đoàn viên thì bầu trưởng ban vận động trong số đoàn viên công đoàn.
  • Ban vận động có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập Công đoàn cơ sở; vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam; ĐỀ NGHỊ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở.
Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở
Hội nghị thành lập công đoàn cơ sở

Tổ chức hội nghị thành lập công đoàn cơ sở

Thứ nhất, thành phần dự đại hội gồm:

  • Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
  • Người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp đã là ĐOÀN VIÊN hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Đại diện công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có).

Thứ hai, nội dung hội nghị bao gồm:

  • Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.
  • Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện tham gia công đoàn.
  • Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.
  • Bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.
  • Thông qua chương trình hoạt động của công đoàn cơ sở.

Thứ ba, việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và trúng cử theo nguyên tắc quá bán. Phiếu bầu cử phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ra quyết định công nhận

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của Ban chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập công đoàn cơ sở:

  • Nếu đủ điều kiện thì ra quyết định công nhận đoàn viên, công nhận công đoàn cơ sở, công nhận ban chấp hành.
  • Nếu không đủ điều kiện công nhận thì thông báo bằng văn bản tới ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.
Lễ công bố thành lập công đoàn cơ sở
Lễ công bố thành lập công đoàn cơ sở

Hồ sơ đề nghị thành lập công đoàn cơ sở

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi kết thúc hội nghị thành lập công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ sở gửi hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên quyết định công nhận công đoàn cơ sở. Hồ sơ gồm:

  • Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở;
  • Danh sách đoàn viên kèm theo đơn gia nhập công đoàn Việt Nam của người lao động;
  • Biên bản hội nghị thành lập công đoàn cơ sở;
  • Biên bản kiểm phiếu bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về trình tự, thủ tục thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Nếu như Quý bạn đọc còn có vướng bận, thắc mắc về thành lập công đoàn cơ sở hoặc cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến DOANH NGHIỆP có thể liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn pháp luật. Xin cảm ơn!

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.5 (15 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết