Luật Dân sự

Trình tự, thủ tục phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự

Hoạt động xét hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự được đánh giá là một trong các hoạt động quan trọng, làm căn cứ để Hội đồng xét xử quyết định những vấn đề của vụ án. Qua bài viết này, Chuyên tư vấn luật sẽ có những chia sẻ liên quan đến Trình tự, thủ tục phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự

Thủ tục hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự sơ thẩm

Thủ tục hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự sơ thẩm

>>> Xem thêm: Nội quy phiên tòa dân sự và nghĩa vụ tuân thủ của đương sự

Trình tự, thủ tục phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự sơ thẩm

Nguyên tắc hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự sơ thẩm

  • Theo quy định tại khoản 2 Điều 249 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015 thì việc đặt câu hỏi phải đảm bảo những nguyên tắc như câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lặp, không lợi dụng việc đặt câu hỏi để xâm phạm danh dự nhân phẩm của những người tham gia tố tụng. Những câu hỏi được đặt ra bởi chủ tọa phiên Tòa, hội thẩm, Viện kiểm sát nhân dân, đương sự, người có quyền lợi liên quan, người bào chữa,… phải nhằm mục đích phục vụ tốt cho công tác xét xử.
  • Trên cơ sở quy định tại các Điều 250, 251, 252 và 253 BLTTDS 2015 thì việc hỏi được tiến hành riêng cho từng người, xong người này đến người khác. Các câu hỏi được đặt ra để hỏi phải liên quan đến vụ án, về những vấn đề đương sự, người bảo vệ của đương sự trình bày chưa rõ; Khi đương sự được hỏi, đương sự có thể tự trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trả lời thay, sau đó đương sự bổ sung.

Thứ tự xét hỏi và nội dung xét hỏi

  • Thứ tự xét hỏi

Trình tự hỏi từng người về từng vấn đề của vụ án được tiến hành theo thứ tự quy định tại Khoản 1 Điều 249 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sau khi nghe sự trình bày của các đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của mình, Tòa án sẽ tiến hành hỏi những người tham gia phiên tòa với thứ tự như sau:

+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

+ Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

+ Những người tham gia tố tụng khác.

+ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân.

+ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

>>> Xem thêm: Thời hạn chuẩn bị xét xử một vụ án dân sự là bao lâu

  • Nội dung xét hỏi:

Các Điều 250, 251, 252, 253 và 257 BLTTDS 2015 quy định việc hỏi tại phiên tòa như sau:

Đối với nguyên đơn theo như quy định tại khoản 2 Điều 250 BLTTDS 2015 thì những người được hỏi chỉ hỏi nguyên đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời trình bày của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.

  • Theo như quy định tại khoản 2 Điều 251 BLTTDS 2015 đối với việc hỏi bị đơn thì những người được hỏi chỉ hỏi bị đơn về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, ngựời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.

>>> Xem thêm: Thủ tục xét xử tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án dân sự

  • Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo như quy định tại Điều 252 BLTTDS 2015 thì những người có quyền được hỏi chỉ hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề mà họ, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, đề nghị của bị đơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
  • Đối với người làm chứng theo như quy định tại Điều 253 BLTTDS 2015 thì trước tiên chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi. Sau đó, chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết.

Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, hội đồng xét xử quyết định không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên tòa nhìn thấy họ.

  • Theo quy định tại Điều 257 BLTTDS 2015 Đối với người giám định trước khi hỏi chủ tọa phiên tòa yêu cầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề được giao giám định. Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích bổ sung về kết luận giám định, các căn cứ để đưa ra kết luận giám định. Kiểm sát viên, những người tham gia tố tụng có mặt tại phiên tòa có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án. Trong trường hợp người giám định không có mặt tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa công bố kết luận giám định. Khi có người tham gia tố tụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiên tòa và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại; nếu thấy việc giám định bổ sung, giám định lại là cần thiết cho việc giải quyết vụ án thì hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung, giám định lại; trong trường hợp này hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa.

Trình tự, thủ tục phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 303 BLTTDS 2015 thì trình tự thủ tục hỏi những người tham gia tố tụng tại phiên tòa dân sự phúc thẩm được thực hiện như tại phiên tòa sơ thẩm.

Nguyên tắc hỏi, nội dung hỏi tại phiên tòa

Nguyên tắc hỏi, nội dung hỏi tại phiên tòa

Nguyên tắc hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự phúc thẩm

Căn cứ theo quy định tại Điều 303 BLTTDS 2015 thì nguyên tắc hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự phúc thẩm cũng giống với nguyên tắc hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự sơ thẩm nghĩa là:

  • Việc đặt câu hỏi phải đảm bảo những nguyên tắc luật định như câu hỏi phải rõ ràng, nghiêm túc, không trùng lặp, không lợi dụng việc đặt câu hỏi để xâm phạm danh dự nhân phẩm của những người tham gia tố tụng
  • Các câu hỏi được đặt ra để hỏi phải liên quan đến vụ án, về những vấn đề đương sự, người bảo vệ của đương sự trình bày chưa rõ.

Thứ tự và nội dung xét hỏi

  • Thứ tự xét hỏi

Cũng theo quy định tại Điều 303 BLTTDS 2015 thì thứ tự xét hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự phúc thẩm cũng giống với thứ tự hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự sơ thẩm cũng theo thứ tự hỏi như sau:

+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn.

+ Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn.

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

+ Những người tham gia tố tụng khác.

+ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân.

+ Kiểm sát viên tham gia phiên tòa.

  • Nội dung xét hỏi

Theo quy định tại khoản 2 Điều 303 BLTTDS 2015 thì nội dung hỏi, việc hỏi sẽ được thực hiện đối với những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm quy định tại Điều 293 của Bộ luật này (chỉ xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị)

>>> Xem thêm: Thời hạn kháng cáo bản án dân sự sơ thẩm

Mục đích của việc xét hỏi tại phiên tòa trong vụ án dân sự

Mục đích của phần hỏi tại phiên tòa là Tòa án hỏi để làm rõ yêu cầu, quan hệ pháp luật tranh chấp giữa các bên chứ không phải là việc truy xét của nhà nước về một hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời là để xem xét, thẩm tra các tài liệu, chứng cứ của vụ án, thông qua đó làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, nhất là về những vấn đề của vụ án mà các bên đương sự còn có các ý kiến khác nhau.

Dịch vụ pháp lý luật sư tranh tụng tại phiên tòa

Chuyên tư vấn luật có đội ngũ luật sư với nhiều năm hoạt động trong nghề luật, kiến thức pháp luật vững chắc, trình độ chuyên môn cao, am hiểu kiến thức thực tế và phương thức thực hiện công việc với các cơ quan có thẩm quyền. Đội ngũ luật sư nhiệt huyết, tận tâm với công việc và khách hàng. Cùng với Chuyện Tư Vấn Luật các Luật sư thành viên và Luật sư cộng sự đã tham gia giải quyết thành công nhiều vụ tranh tụng tại phiên tòa;

Chuyên tư vấn luật cung cấp dịch vụ cử luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa với tư cách đại diện ủy quyền hoặc luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong các vụ án về tranh chấp dân sự

Liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Liên hệ Luật sư Chuyên tư vấn luật

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn liên quan đến những vấn đề cần lưu ý về Trình tự, thủ tục phần xét hỏi tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự. Nếu như bạn cần hỗ trợ gửi yêu cầu, tài liệu tư vấn hoặc có nhu cầu đặt lịch gặp trực tiếp luật sư  xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ Xin cảm ơn.

5 (13 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết