Tranh chấp thừa kế quyền tác giả, xử lý như thế nào? được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự hay Luật Sở hữu trí tuệ. Người thừa kế của người để lại di sản là quyền tác giả cần khai nhận di sản và sở hữu. Trình tự, thủ tục thực hiện sẽ được quy định cụ thể trong bài viết dưới đây của Chuyên tư vấn luật.
Tranh chấp quyền thừa kế tác giả
Mục Lục
Quyền tác giả có phải di sản thừa kế hay không?
Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015, quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân phải thông qua người đại diện theo pháp luật của người đó.
Theo đó, Quyền nhân thân của tác giả đối với tác phẩm được quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019,2022), cụ thể như sau:
- Đặt tên cho tác phẩm;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.
Quyền tác giả là một đối tượng được Luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng được bảo hộ, các tác phẩm được bảo hộ phải thuộc các đối tượng được liệt kê tại khoản 1 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ thì mới được bảo hộ.
Ví dụ: Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;Tác phẩm báo chí; Tác phẩm âm nhạc; Tác phẩm sân khấu; Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; Tác phẩm nhiếp ảnh; Tác phẩm kiến trúc; Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học; Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. Những tác phẩm thuộc trường hợp dưới đây sẽ được bảo hộ.
Di sản thừa kế được định nghĩa tại điều 612 Bộ luật Dân sự như sau: “ Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản chung của người chết trong tài sản chung với người khác”. Cũng theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), tại điều 18 có quy định “ Quyền tác giả đối với tác phẩm có bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.
Tại Điều 40 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) có nêu rằng Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này. Điều này có nghĩa quyền tác giả chỉ có thể để thừa kế các nội dung tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Các quyền khác sẽ không thể thừa kế. Như vậy, tổ chức, cá nhân sẽ được thừa kế quyền tác giả là chủ sở hữu về Quyền nhân thân là quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và Quyền tài sản
>> Xem thêm: Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
Quy định pháp luật dân sự về thừa kế
Quyền thừa kế được quy định tại điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 có thể được hiểu như sau:
- Cá nhân có quyền lập di chúc để chuyển lại tài sản của mình cho người khác theo ý chí của mình.
Ví dụ: Ông H lập di chúc chuyển quyền sở hữu đất cho cháu dâu của chị gái sau khi mất.
- Nếu cá nhân không lập di chúc thì người thừa kế sẽ được hưởng di chúc theo pháp luật.
Ví dụ: Ông A mất không để lại di chúc, ông B là con ruột ông A sẽ được hưởng di chúc theo pháp luật.
- Cá nhân có thể hưởng được di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tức, cá nhân được quyền hưởng di sản theo pháp luật hoặc theo di chúc mà không bắt buộc phải thuộc một trong hai trường hợp.
Tuy nhiên, Người thừa kế không là cá nhân chỉ có quyền hưởng di sản theo di chúc. Điều này được quy định tại điều 613 Bộ luật Dân sự.
Thừa kế theo di chúc
Thừa kế theo di chúc
Theo quy định của pháp luật thì di chúc là sự thể hiện ý chí cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết theo điều 624 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp tác phẩm được bảo hộ quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ thì được xem là tài sản của cá nhân (tác giả) và hợp pháp khi lập di chúc. Tuy nhiên, quyền tài sản đối với tác phẩm chỉ bao gồm các quyền sau đây, được quy định tại khoản 1 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
- Sao chép tác phẩm;
- Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
- Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.”
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp được được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, chia thừa kế theo pháp luật trong các trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, tại khoản 2, Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản:
- Phần di sản không được định đoạt trong di sản;
- Phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền được hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Vậy, trường hợp tác phẩm thuộc các trường hợp trên đây thì sẽ được thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, người được hưởng thừa kế đối với tác phẩm phải thuộc trong hàng thừa kế quy định tại điều 651 Bộ Luật dân sự, đủ điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế quyền sở hữu trí tuệ
Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ pháp lý: Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
- Thẩm quyền tòa án: Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. (Khoản 5 điều 26 BLTTDS 2015).
- Cấp tòa án: Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về thừa kế tài sản. (Khoản 2 điều 36 BLTTDS).
>> Xem thêm: Luật sư tư vấn tranh chấp thừa kế tại Cần Thơ
Hồ sơ khởi kiện
Căn cứ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện bao gồm:
Đơn khởi kiện (Theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017
Các giấy tờ chứng minh nhân thân:
- Giấy khai sinh,
- Chứng minh thư nhân dân,
- Giấy chứng nhận kết hôn,
- Sổ hộ khẩu,
- Giấy giao nhận nuôi con nuôi để xác định diện và hàng thừa kế;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai các di sản;
Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả;
Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có).
Trình tự thủ tục
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện. Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn. Tại Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Thụ lý vụ án
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Bước 4: Tiến hành hòa giải. Nguyên tắc tiến hành hòa giải thực hiện theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, theo đó:
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Điều 222 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Lưu ý: Trong trường hợp có những tình tiết khác hoặc yêu cầu khác của các bên khi giải quyết vụ án, trình tự xét xử vụ án dân sự sẽ được điều chỉnh và căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về tranh chấp thừa kế quyền sở hữu trí tuệ
Tư vấn tranh chấp thừa kế quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn soạn thảo đơn tranh chấp thừa kế
- Tư vấn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp di sản là quyền sở hữu trí tuệ
- Đại diện ủy quyền thực hiện các công việc trong quá trình khởi kiện
- Luật sư hướng dẫn trình tự thủ tục tố tụng
- Luật sư tư vấn cách thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh quyền thừa kế di sản
- Luật sư tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự
Trên đây là nội dung về tranh chấp thừa kế quyền tác giả mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc. Để được hỗ trợ, tư vấn chi tiết hơn về tranh chấp thừa kế quyền sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87 để được phục vụ một cách tốt nhất.