Luật Hôn Nhân Gia Đình

Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn

Trong đa số các vụ án ly hôn, việc tranh giành hay bác bỏ quyền/ nghĩa vụ nuôi con vẫn luôn căng thẳng không kém gì việc phân chia tài sản. Tranh chấp giành quyền nuôi con khi ly hôn là việc vợ chồng không thỏa thuận được với nhau ai sẽ là người nuôi con và có yêu cầu tòa án giải quyết việc phân định quyền nuôi con. Để hiểu rõ hơn vấn đề này thì chúng ta cùng xem thêm bài viết.

Tổng quan về tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn

Các dạng tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn thường gặp

Tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn có những dạng sau đây, theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Một là, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn  đối với con dưới 36 tháng tuổi. Theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Hai là, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn đối với con trên 07 tuổi. Đối với tranh chấp giành quyền nuôi con trên 7 tuổi thì việc xem xét nguyện vọng của đứa trẻ sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa quyết định về việc trao quyền nuôi con cho ai.

Ba là, tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Sau khi thủ tục ly hôn được giải quyết xong, người trực tiếp nuôi con mà không chăm lo được tốt cho đứa trẻ, thì người cha mẹ không trực tiếp nuôi hoặc các cá nhân tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Các dạng tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn hiện nay

Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khi vợ chồng ly hôn mà tranh chấp là giành quyền nuôi con, thì căn cứ vào Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 các bên có thể áp dụng các cách giành quyền nuôi con khi ly hôn cụ thể như sau:

  • Cách thứ nhất, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, chăm sóc, giáo dục con. Nếu vợ chồng thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn thì tòa án sẽ công nhận sự thỏa thuận của các bên và ghi nhận trong quyết định hoặc bản án ly hôn.
  • Cách thứ hai, nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Tuy nhiên, khi áp dụng cách thứ hai cần chú ý những vấn đề sau:

Trong trường hợp bên nào có yêu cầu nuôi con phải chứng minh được việc đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con. Đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điệu kiện cho sự phát triển tốt về tình thần và phải xem xét nguyện vọng của con muốn sống trực tiếp với ại để quyết định việc trao quyền nuôi con cho vợ hoặc chồng

Đối với trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu người mẹ không đủ điều kiện nuôi con thì người cha có thể yêu cầu tòa án được giành quyền nuôi con. Trong trường hợp này người cha vừa phải chứng minh được người mẹ không đủ điều kiện nuôi còn vừa phải chứng minh được khả năng nuôi con của mình.

Cách để giành quyền nuôi đúng quy định pháp luật

Những điều cần biết về tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn

Về mặt tố tụng, tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn được giải quyết tương tự như một vụ án ly hôn thông thường theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể được tiến theo trình tự thủ tục sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu tại TAND có thẩm quyền;
  • Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án kiểm tra đơn và thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  • Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật về ly hôn để xem xét ra Quyết định giao cho vợ hoặc chồng quyền nuôi con.

Tuy nhiên, theo Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đối với giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn cần chú ý như sau:

  • Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp.
  • Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến.

Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn

  • Tư vấn thủ tục ly hôn 
  • Tư vấn các quy định pháp luật về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
  • Tư vấn và đánh giá các điều kiện để được thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
  • Tư vấn và giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau khi ly hôn;
  • Soạn thảo các văn bản, đơn từ cần thiết trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và có liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp;
  • Đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong quá trình giải quyết;
  • Các công việc khác theo thỏa thuận và theo quy định pháp luật.

Trong một tranh chấp quyền nuôi con, quyết định cuối cùng được dựa trên lợi ích tốt nhất cho trẻ. Mục đích là đảm bảo sự phát triển và hạnh phúc của trẻ một cách tốt nhất trong hoàn cảnh gia đình của họ. Nếu bạn đọc còn bất kỳ vấn đề thắc mắc hoặc chưa rõ liên quan đến vấn đề này cần được tư vấn, vui lòng liên hệ theo HOTLINE: 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ TƯ VẤN LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Bài viết có thể bạn quan tâm:

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 755 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *