Luật Đất Đai

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ 

Tranh chấp Đất đai đã có sổ đỏ hay còn gọi là tranh chấp đất đai mà mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013. Theo quy định pháp luật thì giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp có giấy chứng nhận và không có giấy thì thẩm quyền sẽ có những nội dung khác nhau. Trình tự và thủ tục giải quyết phải đáp ứng quy định pháp luật sẽ giúp tranh chấp được giải quyết nhanh chóng.

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ 

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Căn cứ quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Tuy nhiên, căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì trước khi thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án để giải quyết tranh chấp thì các bên được khuyến khích tự hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành thì đối với tranh chấp đất đai phải thực hiện hòa giải bắt buộc tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là thủ tục tiền tố tụng bắt buộc phải thực hiện.

Hòa giải tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ – giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Tự hòa giải

Theo khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở”. Do vậy, bước đầu tiên cần làm là tiến hành tự hòa giải. Nếu không thể hòa giải thì gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bước 2: Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã là thủ tục bắt buộc đối với giải quyết tranh chấp đất đai. Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tại địa phương mình. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. (Khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013). Trường hợp hòa giải thành, mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ tại Tòa án

Hồ sơ

Hồ sơ khởi kiện tại Tòa án phải được chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013
  • Tài liệu chứng cứ chứng minh yêu cầu khởi kiện

Thủ tục khởi kiện

Thủ tục khởi kiện tại Tòa án được thực hiện theo từng bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Đơn khởi kiện được nộp theo hình thức:

  • Trực tiếp tại Tòa án
  • Thông qua Bưu chính
  • Thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia

Hoạt động nộp đơn được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Bước 2: Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Thông báo tạm ứng án phí

Người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án và gửi biên lai tạm ứng án phí lại cho Tòa án để làm căn cứ Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Trừ những trường hợp được miễn, không phải tạm ứng án phí thì Thẩm phán sẽ thông báo thụ lý khi đủ hồ sơ khởi kiện.

Bước 4: Thụ lý vụ án

Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý đến các đương sự trong tranh chấp.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử cho vụ án tranh chấp đất đai theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 là 04 tháng kể từ ngày thụ lý trừ các vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn hoặc có yếu tố nước ngoài.

Bước 6: Mở phiên tòa xét xử vụ án

Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất có sổ đỏ

Luật sư chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai sẽ hỗ trợ khách hàng

  • Tư vấn quy định về phương thức giải quyết tranh chấp đất đai
  • Tư vấn và tham gia thương lượng, hòa giải tranh chấp đất đai
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ
  • Thực hiện, soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai có sổ đỏ
  • Đại diện ủy quyền cho đương sự thực hiện các thủ tục khởi kiện

Tranh chấp đất là loại tranh chấp phổ biến hiện nay, khác với thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ theo quy định luật đất đai có giá trị chứng minh tương tự như giấy chứng nhận. Đối với tranh chấp đất đai có sổ đỏ chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi đã thực hiện thủ tục hòa giải bắt buộc. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp luật sư tư vấn luật đất đai qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn tận tình và cụ thể.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *