Luật Đất Đai

Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Tranh chấp đất đai không có giấy tờ là việc các bên không cung cấp đầy đủ 01 hoặc một số giấy tờ cần thiết khác để làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các tài sản khác gắn liền với đất; hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng, di chúc; biên lai đóng thuế sử dụng đất….hoặc các giấy tờ khác chứng minh người sử dụng đất có quyền sử dụng hợp pháp đối với diện tích đất đang tranh chấp.

Đất nông nghiệp không có giấy tờ dễ phát sinh tranh chấp
Đất nông nghiệp không có giấy tờ dễ phát sinh tranh chấp

>>> Xem thêm: Thủ Tục Giải Quyết Tranh Chấp Sổ Đỏ Đất Có Yếu Tố Nước Ngoài

>>>Xem thêm: Thủ tục tố cáo cơ quan, tổ chức làm hồ sơ cấp sổ đất trái pháp luật

Căn cứ giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ ?

Theo Khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, tranh chấp đất đai không có giấy tờ hợp pháp hoặc không có sổ đỏ thì việc giải quyết tranh chấp được thực hiện dựa theo các căn cứ như sau:

  • Chứng cứ về “nguồn gốc và quá trình sử dụng đất”: biên lai thu thuế đất, giấy tờ thuê mướn nhân công đào đất, giấy tờ chứng minh quá trình khai thác hưởng hoa lợi từ đất, người làm chứng…
  • Thực tế diện tích đất đang sử dụng được xác định thông qua đo đạc, thẩm định tại chỗ, vẽ sơ đồ thửa đất, diện tích đất tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Chính sách ưu đãi người có công, bởi Nhà nước có quyền giao đất, công nhận QSDĐ.
  • Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.

Ngoài những chứng cứ nêu trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết còn có thể căn cứ vào kết quả xác minh thực tế, biên bản hòa giải của xã, lời khai của đương sự, giấy tờ giao dịch liên quan đến QSDĐ tự lập của các bên, khả năng sử dụng đất của các bên, kết quả giám định…

Thủ tục giải quyết được tiến hành như thế nào?

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai không có giấy tờ mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của hai bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp lưu  01 bản tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

Trường hợp hòa giải không thành thì đương sự có quyền nộp đơn lên Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu giải quyết, nếu thấy chưa thỏa đáng có thể khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại tòa án.

Thẩm quyền giải quyết

Theo Khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau đây:

  1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện (tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau);
  2. Đương sự có thể nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Trên đây là những tư vấn của Chuyên Tư Vấn Luật. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật đất đai qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn cụ thể và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.

4.7 (16 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân Sự, Hình Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 756 bài viết

One thought on “Giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ

  1. Bùi Thị xuân Diệu says:

    Tôi dc sang nhượng đất năm 2005 và Đất nhà tôi dc nhà nước cấp QSDD cho chủ đất cũ năm 2001. Vì chưa đủ điều kiện nên tôi chưa làm tới đất trong thời gian đó có một số hộ đi tắt giữa lô đất của nhà tôi vẫn để đi bình thường. Năm 2008 các hộ tự ý tiến hành mở rộng đường trên giữa đất tôi, tôi có ý kiến vẫn cho các hộ đó đi nhưng phải bảo quản và ko được tự ý mở rộng đất tôi ra để làm đường quá lớn nữa. Nhưng họ ko đồng ý thừa nhận mà còn chửi bới kiện tụng và đánh đập chị e tôi. Sau một năm giải quyết cấp thôn, xã, huyện đã giải quyết xong và có lập biên bản là các cấp ko đủ thẩm quyền mở đường cho họ đi vì con đường đó nằm trong sổ của nhà tôi. Mọi việc đã đâu đó xong xuôi nay năm 2010 họ tiếp tục gởi đơn kiện tại toà án chính thẩm phán đi lên thực tế xác định đất là của vợ chồng tôi, lúc đó tôi cũng có mời cả chủ đất cũ ra làm chứng. Nhưng khi mời tôi xuống toà toà án ko cho tôi ý kiến còn các hộ kia thì ko có giấy tờ gì chứng minh đó là con đường và đất của họ nhưng họ vẫn dc mở miệng nói tùm lum, trong phòng riêng của thẩm phán gồm thẩm phán, thư kí đánh máy, tôi và 3 người là 2 hộ tranh chấp đất đường đi , thư kí phát cho 4 người một tờ giấy nói là sơ đồ đất xem coi có đất mình trong đó k và thẩm phán nói do a địa chính huyện làm gì đó nên ko đóng dấu trên giấy này, rồi thẩm phán nói đất tôi là địa chính cấp sai vị trí đất, đất ko có trong tờ bản đồ yêu cầu tôi giao nộp sổ đỏ của tôi để hủy và làm lại sổ khác, và các hộ kia nói địa chính trước đây ngồi ở nhà vẽ chứ ko đi đo… Tôi có ý kiến là đất tôi sang nhượng lâu rồi và giấy tờ sang nhượng dc UBND xã can thiệp làm xong thủ tục và tôi đã đóng thuế cho nhà nước, tôi đề nghị toà giải quyết vụ việc họ ko có giấy tờ liên quan đến thửa đất nhà tôi làm và đất họ cũng ko gần đất tôi tại sao lại tranh chấp với tôi, đất đã dc nhà nước cấp QSDĐ rồi. Còn giả sử như đất tôi có làm đúng diện tích hay sai nếu cần tôi sẽ làm việc với địa chính để dc giải quyết về việc này sau đó đề nghị được điều chỉnh bổ sung hoặc cấp lại còn những hộ này ko liên qua.n. Và tôi nhận thấy sự thiên vị trong lời nói giữa tôi và 2 hộ kia, thẩm phán nạt nộ và đuổi tôi ra khỏi phòng. Tôi là người dân trước giờ rất tôn trọng pháp luật và chưa làm gì sai, mọi thứ tôi đều đi từ cấp thôn đến xã, huyện thuế đóng nhà nước đầy đủ. Giờ ra toà biết mình ko sai nhưng vẫn đi vì tôn trọng pháp luật nhà nước với hi vọng toà án sẽ giải quyết đúng, công bằng để tôi còn có thời gian làm ăn lo cho việc gia đình chứ ko mất thời gian nhiều như vậy nữa nhưng họ có ý ép tôi. Tôi rất mong dc sự tư vấn giúp đỡ,xin cảm ơn nhiều ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!