Luật Đất Đai

Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Không Có Di Chúc

Tranh chấp đất đai không có di chúc là quan hệ tranh chấp đất đai giữa những người thừa kế với nhau khi người để lại di sản không để lại di chúc. Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chết đi không để lại di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật cho các đồng thừa kế. Như vậy, cách giải quyết tranh chấp đất đai khi thừa kế không có di chúc như thế nào?

Đất không có di chúc để lại phát sinh tranh chấp

Đất không có di chúc để lại phát sinh tranh chấp

>>Xem thêm: Thủ tục cấp sổ khi người bán đã chết chưa kịp tách sổ, sang tên

Tranh chấp đất đai không có di chúc được giải quyết theo trình tự, thủ tục nào?

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai không có di chúc được tiến hành tại Tòa án như sau:

  • Bước 1: Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến TAND quận/huyện nơi có đất tranh chấp;
  • Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
  • Bước 3: Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  • Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Tranh chấp đất đai không có di chúc thì được giải quyết như thế nào về mặt nội dung?

Tranh chấp đất đai không có di chúc sẽ được phân chia di sản theo pháp luật dân sự về chia di sản thừa kế theo pháp luật (di sản ở đây là đất đai do người chết để lại) thì phân chia di sản theo thứ tự quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự, như sau:

Một là, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hai là, hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Ba là, hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Luật cũng quy định rõ những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Trong khi đó, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Cách giải quyết tranh chấp đất đai không có di chúc

Cách giải quyết tranh chấp đất đai không có di chúc

Như vậy, về mặt nội dung đối với tình huống tranh chấp đất đai không có di chúc được thực hiện theo pháp luật dân sự như trên. Tuy nhiên vẫn có những người thừa kế không có quyền được hưởng di sản, đó là những người bị tước quyền thừa kế.

Người bị tước quyền thừa kế là những người không được hưởng di sản, cụ thể di sản ở đây là đất đai do người chết để lại do có những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015,

Tranh chấp đất đai không có di chúc, phải làm thủ tục gì để sang tên sổ đỏ?

Để thực hiện thủ tục sang tên tài sản (chuyển dịch tài sản từ người chết cho những người thừa kế) thì những người được quyền thừa kế phải thực hiện thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế tại cơ quan công chứng có thẩm quyền. Để tiến hành thủ tục khai nhận và phân chia di sản thừa kế cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sổ đỏ);
  • Giấy chứng tử của bố bạn;
  • CMND hoặc hộ chiếu, hộ khẩu của người những người được thừa thừa kế;
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ của những người được thừa kế theo pháp luật với người chết (giấy khai sinh, đăng ký kết hôn…).

Ngoài ra, đối với tranh chấp đất đai không có di chúc, di sản là đất đai được dùng vào thờ cúng, pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình vào việc thờ cúng. Trong trường hợp không có di chúc thì các bên phải chứng minh đất đó được dùng để thờ cúng. Nếu chứng minh được thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định bởi những người thừa kế. Nếu không chứng minh được thì đất đó được chia thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, khi có tranh chấp đất đai không có di chúc thì các bạn nên tiến hành theo trình tự, thủ tục đã tư vấn như trên. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Thạc sĩ Luật sư Phan Mạnh Thăng qua Hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn.

4.6 (12 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân Sự, Hình Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 657 bài viết

4 thoughts on “Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Không Có Di Chúc

  1. NTHT says:

    Cho mình hỏi đất nhà mình ko có sổ , đất ông bà xưa ở để lại , ông bà có 2 người con 1 trai 1 gái nhưng giờ ông bà đã chết người con trai củng chết nhưng có Ck mình là con trai của người anh đả chết vậy cho mình hỏi đất này giờ ai đứng làm sổ đỏ ai được thừa kế được ah . Còn mẹ mình vợ của người anh đã chết có quyền gì ko ah do giờ trong mảnh đất này gồm 3 hộ khẩu 1 hộ của mẹ 2 của Ck minh 3 của người con gái mình gọi cô giờ người con gái này muốn làm sổ đỏ vậy quy đinh ai là ngươi đứng sổ dc ạh ! Xin cảm ơn!

    • Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn,
      Đối với vấn đề của bạn, chúng tôi xin được phép tư vấn như sau,
      Vì mảnh đất tranh chấp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, do đó nên làm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013. Trong trường hợp không có các giấy tờ đó bạn có thể căn cứ vào quy định Khoản 1 Điều 91 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.
      Vì mảnh đất này là tài sản của ông bà sưa và nay đã chết và không để lại di chúc đồng thời ba chồng bạn chết sau ông bà do đó tài sản của ông bà được thừa kế theo quy định của pháp luật vể thừa kế theo pháp luật. Căn cứ vào các bậc thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 thì mảnh đất đó được chia đều cho 2 người con.
      Nên ba bạn chỉ có quyền tài sản đối với 1/2 mảnh đất trên. Trường hợp mảnh đất đó ba bạn được thừa kế sau khi cưới mẹ bạn thì được coi là tài sản chung là khi ba bạn mất mẹ bạn được chia 1/2 mảnh đất ba bạn được hưởng và 1/2 mảnh đất còn lại được chia đều cho mẹ bạn và các con của ba bạn.
      Do đó việc đứng tên sổ đỏ mọi người có thể thỏa thuận cho một người đứng đồng thời có văn bản để chứng minh phần đất thuộc sở hữu của mỗi người.
      Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi, mọi thắc mắc vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua số điện thoại 0908 748 368 để được tư vấn.
      Trân trọng cảm ơn.

    • Đinh says:

      Da chao luật sự, cho em hỏi ông bà nội em có một mảnh đất, giờ ông bà nội mất không để lại di trúc ma ông bà nội có 4 người con còn sống, 3 anh em đồng ý phân chia mảnh đất ,mà người chị không đồng ý, nên việc phân chia gặp khó khăn, đi thuyết phục chị nhiều lần rồi không được, cho em ý kiến giờ em phải làm đơn gì để giải quyết vụ việc, và những giấy tờ gì nền kèm theo, em xin cam ơn 0886662478

      • Lê Minh Phúc - Chuyên Viên Pháp Lý says:

        Kính chào quý khách, nội dung câu hỏi của quý khách đã được chúng tôi phản hồi qua email. Quý khách vui lòng xem mail để biết chi tiết.
        Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.