Luật Doanh Nghiệp

Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Là Gì?

Trong thời buổi nền kinh tế ngày càng phát triển và bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu như hiện nay đã tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều lợi thế, cơ hội để phát triển nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức vô cùng lớn nếu không kịp thay đổi, thích nghi với điều kiện mới. Doanh nghiệp không chỉ chú trọng phát triển kinh doanh mà còn phải chú trọng đến trách nhiệm xã hội. Vậy, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là gì?
hotline tư vấn luật 1900636387

Định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tiếng Anh là Corporate Social Responsibility được viết tắt là CSR. Hiện nay, khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa được thống nhất, mỗi định nghĩa lại có một ý nghĩa và cách tiếp cận riêng.

Theo quan điểm của chúng tôi, khái niệm CSR được Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra là đầy đủ và toàn diện. Theo đó, “CRS là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Trên thực tế, chúng ta hay nhìn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ trên bề nổi, tức là các hoạt động từ thiện, các chiến dịch mang tính thiện nguyện của doanh nghiệp mà thường ít để ý đến những vấn đề khác trong nội hàm hoạt động trách nhiệm xã hội như: chế độ đối với người lao động, môi trường, chất lượng, sự an toàn trong sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp…

Các tiêu chí cụ thể để xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố:

Tiêu chí xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
  1. Trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng. Đây là trách nhiệm đảm bảo sự an toàn đối với các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất, cung ứng ra. Từ đó, đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng. Đồng thời, tăng cường ký kết các hợp đồng kinh tế với các đối tác, tăng cường chất lượng, hàng hóa dịch vụ để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  2. Trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Đây là trách nhiệm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường, là sự cam kết bảo vệ, đồng thời không gây ra các hành động gây hại cho môi trường như xả thải, tàn phá sinh vật…
  3. Trách nhiệm với người lao động. Dù doanh nghiệp có cam kết nhiều đến đâu, thực hiện tốt công tác bên ngoài đến đâu nhưng chính những người lao động làm việc cho doanh nghiệp phải chịu những sự bất công, điều kiện lao động, an toàn lao động hay vấn đề tiền lương không được đảm bảo thì không thể gọi là doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội được. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp phải tăng thêm điều kiện vật chất để cải thiện đời sống người lao động. Cụ thể là tăng thu nhập, nâng cao hơn chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho người lao động và gia đình họ; hỗ trợ người lao động thực hiện tốt hơn luật pháp lao động và mở rộng hơn khả năng bảo hiểm y tế, xã hội cho họ…
  4. Trách nhiệm chung với cộng đồng. Có thể hiểu đơn giản là các hoạt động từ thiện vì cộng đồng.

Hiện nay, các nước trên thế giới thường cam kết tuân thủ theo các quy tắc chung về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, có thể kể đến một số như: BSCI (phản ánh các tiêu chuẩn lao động quốc tế), SA 8000 (cải thiện điều kiện làm việc của người lao động), ISO 26000, EICC (trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu), WRAP (về tiêu chuẩn, ứng xử dành cho các doanh nghiệp sản xuất, áp dụng nhiều cho các doanh nghiệp may mặc)…

>>>Xem thêm: Trách Nhiệm Hình Sự Đối Với Pháp Nhân Thương Mại

Ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Việc thực hiện trách nhiệm xã hội tạo ra một số ý nghĩa cơ bản sau đối với doanh nghiệp:

Thay đổi cơ cấu tổ chức là gì?
Ý nghĩa khi thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp là vô cùng to lớn

Một là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh. Theo đó, các chủ thể kinh doanh sẽ nhìn vào những áp lực của xã hội, người tiêu dùng hay thậm chí chính là người lao động trong doanh nghiệp đó, từ đó, doanh nghiệp điều chỉnh những hành vi kinh doanh phù hợp.

Hai là, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp góp phần nâng cao thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội thì xã hội, người tiêu dùng họ công nhận, đánh giá cao, từ đó, sức ảnh hưởng của doanh nghiệp được lan rộng

Ba là, trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội thì cũng góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

Bốn là, góp phần thu hút nguồn lao động có chuyên môn, tay nghề đến với doanh nghiệp

Năm là, về phương diện quốc gia, việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Trên đây là những kiến thức về tư vấn thành lập doanh nghiệp. Bạn có thể thường xuyên theo dõi Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để cập nhật cho mình những kiến thức hay và bổ ích khác nhé.

4.38 (21 bình chọn)

Bài viết được Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực
Trương Quốc Dũng - Luật sư kiểm duyệt: Trần Tiến Lực

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Hợp Đồng, Xây Dựng, Sở Hữu Trí Tuệ, Doanh Nghiệp

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 724 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *