Luật Dân sự

Trách nhiệm đối với gia công sai mẫu trong hợp đồng gia công

Trách nhiệm đối với gia công sai mẫu trong hợp đồng gia công? Là câu hỏi được Quý khách hàng quan tâm khi gặp phải tình huống bên nhận gia công giao sản phẩm sai mẫu trong hợp đồng. Để giải quyết vấn đề trên, Luật sư tới từ Chuyên Tư Vấn Luật xin gửi đến bài viết về các quy định của pháp luật về hợp đồng gia công, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong hợp đồng, cùng với đó trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công.

Trách nhiệm khi gia công sai mẫuTrách nhiệm khi gia công sai mẫu

Hợp đồng gia công theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng gia công là văn bản trong đó ghi nhận sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công. Còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

Đối tượng của hợp đồng gia công, theo Điều 543 Bộ luật Dân sự 2015, đối tượng hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công

Bên đặt gia công

Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia côngQuyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

Theo quy định tại Điều 544 và Điều 545 Bộ luật Dân sự 2015, quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:

Về nghĩa vụ của bên đặt gia công:

  • Cung cấp nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công;
  • Cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công;
  • Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
  • Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

Về quyền của bên đặt gia công:

  • Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
  • Có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận.

>>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng gia công do vi phạm về quy chuẩn, chất lượng sản phẩm

Bên nhận gia công

Theo quy định tại Điều 546 và Điều 547 Bộ luật Dân sự 2015, quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công như sau:

Về nghĩa vụ của bên nhận gia công:

  • Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
  • Trường hợp nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng, báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác; nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội thì từ chối thực hiện gia công.
  • Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, phương thức, chất lượng, thời hạn và địa điểm theo thoả thuận.
  • Giữ bí mật thông tin quy trình gia công và sản phẩm.
  • Chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
  • Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

Về quyền của bên nhận gia công:

  • Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng số lượng, chất lượng, địa điểm và thời hạn đã thỏa thuận.
  • Từ chối sự chỉ dẫn của bên đặt gia công nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
  • Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.
  • Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng phương thức, thời hạn đã thỏa thuận.

Trách nhiệm khi gia công sai mẫu trong hợp đồng gia công

Theo hợp đồng gia công, bên nhận gia công có nghĩa vụ giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức thời hạn và địa điểm trong hợp đồng. Bên nhận gia công còn phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không đạt chất lượng do nguyên liệu do bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý tới từ bên đặt gia công.

Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa những bên nhận gia công không thể sửa được trong thời hạn thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Việc gia công sai mẫu của bên nhận gia công là hành vi vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp trên, bên nhận gia công có quyền chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Cơ sở pháp lý: Điều 545, Điều 546 Bộ luật Dân sự 2015.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

Thẩm quyền giải quyết

Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia côngGiải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

Căn cứ vào khoản 3 Điều 26, Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Trừ trường hợp có đương sự là người nước ngoài, cần phải tiến hành ủy thác tư pháp, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án Nhân dân cấp tỉnh.

Theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu không có thỏa thuận khác, thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nơi bị đơn làm việc, cư trú. Trừ trường hợp các đương sự tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn.

Như vậy, thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện tranh chấp hợp đồng gia công thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc. Trừ trường hợp có thỏa thuận về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn hoặc đương sự là người nước ngoài.

Hồ sơ

Hồ sơ giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công gồm:

Đơn khởi kiện: theo Mẫu số 23-DS: Đơn khởi kiện của Phụ lục đính kèm Nghị quyết 01/2017/ NQ- HĐTP ban hành ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

Chứng cứ kèm theo: Đơn khởi kiện phải có kèm theo tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện.Trong trường hợp khách quan mà người không thể nộp đủ tài liệu, chứng cứ thì họ phải gửi những tài liệu, chứng cứ mà họ có. Người khởi kiện có thể giao nộp chứng cứ bổ sung hoặc yêu cầu Tòa án thu thập trong quá trình giải quyết vụ án.

Các chứng cứ mà người khởi kiện có thể cung cấp là:

  • Căn cước công dân người khởi kiện;
  • Hợp đồng gia công;
  • Các chứng cứ khác liên quan đến việc thực hiện hợp đồng gia công.

Trình tự, thủ tục giải quyết

Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Cơ sở pháp lý: Điều 191, Điều 195, Điều 196 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

>>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công

  • Tư vấn quy định của pháp luật về hợp đồng vận chuyển.
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng vận chuyển.
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
  • Hướng dẫn soạn thảo văn bản, đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của Quý khách hàng.
  • Trực tiếp tham gia giải quyết với tư cách người đại diện ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
  • Tư vấn, hướng dẫn thân chủ những hướng giải quyết tranh chấp tốt nhất.

>>>Xem thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng

Muốn giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công, trước hết quý khách hàng cần kiến thức về hợp đồng gia công. Cùng với đó là quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng và trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại tòa án. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc liên quan đến tranh chấp hợp đồng gia công hoặc muốn tư vấn pháp luật hợp đồng xin liên hệ luật sư tư vấn luật dân sự của chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn chuyên sâu.

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc Sĩ Luật Sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Giám Đốc Điều Hành

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Dân Sự, Hình Sự

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ kinh tế Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 756 bài viết

error: Content is protected !!