Luật Hình Sự

Trách Nhiệm Dân Sự Trong Vụ Án Hình Sự

Trong quá trình tố tụng, ngoài việc phải chứng minh và giải quyết phần trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải chứng minh và giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án một cách chính xác, khách quan, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tố chức. Vì hành vi phạm tội không chỉ xâm hại đến những quan hệ do pháp luật hình sự bảo vệ mà còn có thể xâm hại đến các quan hệ pháp luật dân sự, nê khi giải quyết vụ án hình sự mà có tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản,… của các nhân tổ chức phát sinh vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà đủ điều kiện chứng minh và việc giải quyết ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự (VAHS) thì việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự theo nguyên tắc tại Điều 30 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS). Trong quá trình xét xử vụ án hình sự thì Hội đồng xét xử giải quyết luôn cả vấn đề dân sự phát sinh do tội phạm gây ra.

Trách nhiệm dân sự được xử lý chung với việc xử lý trách nhiệm hình sự.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục bảo lãnh để được tại ngoại trong vụ án hình sự

Các trách nhiệm dân sự được giải quyết trong vụ án hình sự bao gồm?

Không phải bất cứ vấn đề dân sự nào liên quan đến tiền và tài sản cũng nằm trong đối tượng điều chỉnh của Điều 30 BLTTHS, mà chỉ các việc đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt, đòi bồi thường giá trị tài sản do bị can, bị cáo chiếm đoạt nhưng bị mất, hoặc bị hủy hoại, buộc phải sửa chữa tài sản bị hư hỏng, đòi bồi thường thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Điều này tương ứng với các trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại Chương XX Bộ luật dân sự 2015.

Các nguyên tắc giải quyết trách nhiệm trong vụ án hình sự?

Một, việc giải quyết vấn đề dân sự đồng thời với việc giải quyết vụ án hình sự

Khi xem xét, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự về nội dung phải tuân theo các quy định của Bộ luật dân sự nhưng về hình thức phải tuân theo trình tự, thủ tục của BLTTHS chứ không phải là trình tự, thủ tục của tố tụng dân sự như trong vụ án dân sự thuần túy. Tuy nhiên, Tòa án không áp dụng cứng nhắc các nguyên tắc của TTHS để xét xử vấn đề dân sự mà còn áp dụng một số nguyên tắc của tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đương sự tham gia tố tụng như nguyên tắc đảm bao sự bình đẳng giữa các đương sự, nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự…

Khi giải quyết vụ án hình sự thì việc chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng phải điều tra, thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm. Vấn đề dân sự phát sinh khi có hành vi tội phạm xảy ra được giải quyết trong VAHS nên trước hết phải tuân theo các nguyên tắc của TTHS, do vậy các cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm điều tra, thu thập chứng cứ để làm sáng tỏ vụ án, bao gồm cả việc điều tra, thu thập chứng cứ để làm rõ về phần trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự.

Hai, việc tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

>>Xem thêm: Phân biệt bị hại và nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự

Như vậy trách nhiệm dân sự có thể được giải quyết trong một vụ án dân sự riêng khi chưa có điều kiện chứng minh về phần bồi thường, bồi hoàn và việc tách này không ảnh hưởng đến việc giải quyết VAHS. Không ảnh hưởng đến việc giải quyết VADS khi phần dân sự được tách không liên quan đến việc xác định cấu thành tội phạm, việc xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của bị cáo; chưa tìm được, chưa xác định được người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự; người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự chưa có yêu cầu; người bị hại hoặc nguyên đơn dân sự có yêu cầu nhưng không cung.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

5 (11 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết

6 thoughts on “Trách Nhiệm Dân Sự Trong Vụ Án Hình Sự

  1. Avatar
    Vũ Hiên says:

    Xin chào, Cty tôi có rất nhiều vụ án hình sự và dân sự. Chúng tôi muốn hợp tác lâu dài; như làm đơn, bảo vệ quyền lợi của từng vụ. Tôi mời LS đến Cty tôi ở số nhà; 211, phố Giáp Nhất, P. Thượng đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội; ĐT. 0975, 657,678.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Ke thanh long, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyentuvanluat.com
      Án treo được hiểu là việc tạm thời miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, hình phạt đối với người vi phạm luật ở mức độ ít nghiêm trọng, khi bị xử phạt tù không quá ba năm, có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (từ 2 tình tiết trở lên), và xét thấy không cần phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội mà vẫn có thể cải tạo được tòa án có thể miễn chấp hành tại trại giam mà có thể tự cải tạo dưới sự giám sát, quản lý và giáo dục tại địa phương cư trú của chính quyền sở tại. Việc cho người phạm tội hưởng án treo hay không là phụ thuộc vào quyết định của Tòa án.

      Căn cứ theo điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng điều 65 Bộ luật hình sự về án treo thì người phạm tội được hưởng án treo khi có đủ tất cả các điều kiện sau:
      Bị xử phạt tù không quá 03 năm;
      Có nhân thân tốt;
      Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự;
      Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục;
      Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
      Không thuộc trường hợp không được hưởng án treo theo Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP.

      Đối với trường hợp của bạn, giá trị tài sản trộm cắp trị giá 23 triệu, bạn có thể sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Như vậy, bạn đã đáp ứng được 1 điều kiện để hưởng án treo (bị phạt tù không quá 03 năm). Vì thông tin bạn cung cấp không đủ để chúng tôi xem xét các điều kiện còn lại. Cho nên Bạn cần xem xét thêm các quy định của BLHS về tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ, các trường hợp không được hưởng án treo để có thể xem xét bản thân có đáp ứng điều kiện được hưởng án treo hay không.

      Nếu bạn đáp ứng các điều kiện trên thì có thể làm đơn xin Tòa án cho hưởng án treo.

      Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Trong trường hợp còn vướng mắc, cần được tư vấn thêm, xin hãy liên hệ Hotline 0908 748 368 để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ kịp thời.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Ke Thanh Long,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
      Theo quy định của Nghị quyết Số: 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 thì những điều kiện được và không được hưởng án treo được quy định như sau:
      Điều 2. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo
      Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
      1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
      2. Có nhân thân tốt.
      Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
      Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
      3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
      Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
      4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
      Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
      Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
      5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
      Điều 3. Những trường hợp không cho hưởng án treo
      1. Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
      2. Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
      3. Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
      4. Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
      5. Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.
      6. Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
      Như vậy, nếu bạn không thuộc điều kiện không được hưởng án treo và có các điều kiện để được hưởng án treo thì có thể được xem xét cho hưởng án treo. Việc bạn được hưởng án treo hay không còn phụ thuộc quyết định của Hội đồng xét xử.
      Xin thông tin đến bạn, nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số điện thoại 0971 058 797 để được tư vấn miễn phí.

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Trần Thị Kim Chi
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com
      Đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:
      Theo đó, việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Vấn đề bồi thường, bồi hoàn có thể được tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự trong trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề đó mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự.
      Trân trọng thông tin đến bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *