Luật Hình Sự

Trách nhiệm của pháp nhân khi để sự cố xả thải ra môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề nóng bỏng và vì vậy trách nhiệm pháp lý đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường cũng được quy định ngày một hoàn hiện hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật.  Ngoài trách nhiệm đối với cá nhân thì trách nhiệm của pháp nhân khi để sự cố xả thải ra môi trường cũng đang là vấn đề đáng chú ý hiện nay. Công ty Luật Long Phan kính mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để làm rõ những quy định đó. 

Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi xử lý chất thải

>>> Xem thêm: Hướng dẫn lập báo đánh giá tác động môi trường

Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi xử lý rác thải

Điều 6 Luật Bảo vệ Môi trường 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm làm liên quan đến việc xả chất thải như sau:

  • Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường.
  • Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
  • Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
  • Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

Căn cứ Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường 2020, Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phương tiện vận tải có nguy cơ gây ra sự cố môi trường phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Lập kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường;
  • Lắp đặt thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó sự cố môi trường;
  • Đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại chỗ ứng phó sự cố môi trường;
  • Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện pháp an toàn theo quy định của pháp luật;
  • Có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố môi trường.

Trách nhiệm khắc phục sự cố môi trường

Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường 2020 Tổ chức, cá nhân gây sự cố môi trường có trách nhiệm sau:

  • Thực hiện yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong quá trình điều tra, xác định phạm vi, giới hạn, mức độ, nguyên nhân, biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường;
  • Tiến hành ngay biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của nhân dân trong vùng;
  • Thực hiện biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;
  • Bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;
  • Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.

Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng gây ra sự cố môi trường mà không tự thỏa thuận về trách nhiệm thì cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan để làm rõ trách nhiệm của từng đối tượng trong việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

Trường hợp sự cố môi trường do thiên tai gây ra hoặc chưa xác định được nguyên nhân thì bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm huy động các nguồn lực để tổ chức xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường.

Trường hợp sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn liên tỉnh thì việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trách nhiệm của pháp nhân khi để xảy ra sự cố xả thải ra môi trường

Xử phạt hành chính

Theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 15, khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có hành vi không chấm dứt xả thải, điều chỉnh, thực hiện đấu nối, xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước thải theo quy định đối với cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa.

                                      Xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi của doanh nghiệp xả thải ra môi trường với mức độ nghiêm trọng, có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về “Tội gây ô nhiễm môi trường” thì các doanh nghiệp đó sẽ bị xử phạt, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị phạt tiền, bị tạm đình chỉ hoạt động hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Cụ thể:

  • Doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị phạt tiền từ 3 tỷ đến 20 tỷ đồng (tùy vào mức độ thiệt hại);
  • Bị tạm đình chỉ hoạt động trong thời hạn từ 06 tháng đến 36 tháng hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.
Khởi tố vụ án hình sự đối với tội gây ô nhiễm môi trường

>>> Xem thêm: Yêu cầu hủy quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

Trên đây là tư vấn về Trách nhiệm của pháp nhân khi để sự cố xả thải ra môi trường. Quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này cần tư vấn pháp luật vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline 1900.63.63.87 để được Tư vấn luật hình sự nhanh nhất và kịp thời. Xin cảm ơn! 

 

5 (15 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết