Luật Hình Sự

Tội mạo danh người khác bị xử lý như thế nào?

Tội mạo danh người khác là loại tội phạm diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi. Những cá nhân hoặc tổ chức có thể thực hiện hành vi mạo danh bằng nhiều thủ đoạn khác nhau gây ảnh hưởng đến nhân phẩm hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Chính vì thế, Chuyên Tư Vấn Luật sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết đối với tội mạo danh người khác và dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp bị mạo danh thông qua bài viết dưới đây.

Tội mạo danh người khácTội mạo danh người khác

Hành vi mạo danh người khác được hiểu như thế nào?

  • Có thể hiểu hành vi mạo danh người khác là việc sử dụng thông tin, danh nghĩa của cá nhân hoặc tổ chức khác để làm những việc có lợi cho chủ thể thực hiện việc mạo danh người khác.
  • Việc mạo danh, giả mạo cá nhân, tổ chức để lừa đảo hoặc thực hiện các giao dịch dân sự, hành chính là hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật ngăn cấm.
  • Một số trường hợp mạo danh có thể gặp như: mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mạo danh chức vụ, vị trí công tác của cán bộ nhà nước, mạo danh nhằm xúc phạm nhân phẩm của người khác,…

Xử lý những trường hợp mạo danh người khác

Mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Tùy vào mức độ vi phạm, hành vi mạo danh người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi mạo danh người khác nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
  • Ngoài ra, mạo danh người khác nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

>>> Xem thêm: Giả mạo chữ ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phải chịu trách nhiệm hình sự

Xử lý những trường hợp mạo danh người khác

Xử lý những trường hợp mạo danh người khác

Mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác

Theo quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015, khi thực hiện hành vi mạo danh chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác của người khác nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù có thời hạn lên đến 02 năm.

Mạo danh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác

  • Mạo danh nhằm xúc phạm nghiêm trọng danh dự nhân phẩm của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù có thời hạn đến 05 năm.
  • Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.

Câu hỏi thường gặp về tội mạo danh người khác

Mạo danh công an bị xử lý như thế nào?

  • Nếu mạo danh công an không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xử phạt theo Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015 với tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác. Mức phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  • Nếu mạo danh công an nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản sẽ xử lý theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khung hình phạt cao nhất lên đến chung thân tùy vào mức độ vi phạm.

Hành vi mạo danh người khác

Hành vi mạo danh người khác

Mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính sẽ bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Mạo danh người nổi tiếng kêu gọi từ thiện bị xử lý ra sao?

  • Hành vi mạo danh người nổi tiếng kêu gọi từ thiện được xem xét theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
  • Có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Khung hình phạt có thể lên đến chung thân nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị trên 500 triệu đồng hoặc người phạm tội lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Luật sư bào chữa tội mạo danh người khác

  • Xác định tội danh, quyền lợi và trách nhiệm, hình phạt và các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo khi phạm tội mạo danh người khác;
  • Hỗ trợ soạn thảo các văn bản liên quan trong quá trình điều tra, xét xử;
  • Xem xét và đánh giá chứng cứ, mức độ của hành vi phạm tội hoặc mức độ tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt;
  • Tư vấn quy định của pháp luật về thời hiệu truy cứu, miễn trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội mạo danh người khác;
  • Luật sư tư vấn các nội dung liên quan khác;
  • Luật sư bào chữa vụ án hình sự sẽ tham gia trực tiếp và theo suốt quá trình xét xử để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin về việc mạo danh cũng như hình thức xử lý hành vi mạo danh người khác theo quy định của pháp luật. Tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi mạo danh người khác có thể cấu thành những loại tội khác nhau. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan hoặc cần TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, Quý khách vui lòng liên hệ với Công ty Luật Long Phan qua hotline 1900.63.63.87 để được luật sư tư vấn hỗ trợ kịp thời.

4.5 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết