Luật Hình Sự

Tội hành hạ người khác bị xử lý như thế nào?

Tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác, ngược đãi,.. đối với người khác có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm và còn có thể cao hơn theo Bộ luật Hình sự 2015. Nhằm cung cấp kiến thức về khái niệm, cấu thành tội phạm cũng như hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào Chuyên Tư vấn Vấn Luật mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

Toi hanh ha nguoi khac

Tội hành hạ người khác bị xử lý như thế nào?

Thế nào là phạm tội hành hạ người khác ?

Là việc một người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình mà người đó không phải là (ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình) một cách có hệ thống (lặp đi lặp lại nhiều lần) gây đau đớn về thể xác và tinh thần cho người bị hành hạ.

Cơ sở pháp lý khoản 1 điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

>>> Xem thêm: Cha mẹ có hành vi bạo hành con cái sẽ bị xử phạt như thế nào?

Dấu hiệu cấu thành tội hành hạ người khác

Chủ thể

Chủ thể người thực hiện tội phạm này là bất kì người nào giữ vai trò là người được lệ thuộc bởi một người khác, đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

khách thể của tội phạm là hành vi xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền được Nhà nước bảo hộ về thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người.

Mặt chủ quan

Tội hành hạ người khác được thực hiện do lỗi cố ý gián tiếp. Người phạm tội biết rõ mức độ nguy hiểm của hành vi mà mình gây ra, nhận thức rõ hành vi đó có thể gây tổn hại đến thể chất và tinh thần người người lệ thuộc. Tuy nhiên người phạm tội không mong muốn cho hậu quả người lệ thuộc bị tổn hại về sức khỏe hay tinh thần xảy ra nhưng vẫn có ý thức để mặc hậu quả đó xảy ra.

Mặt khách quan

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi đối xử tàn ác và hành vi làm nhục người lệ thuộc mình. Trong đó,

  • Hành vi đối xử tàn ác là làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác và đè nén, áp bức về tinh thần như: đánh đập, giam hãm không cho ra khỏi nhà, bắt nhịn ăn, uống, không cho mặc đủ ấm,…
  • Hành vi làm nhục là làm cho nạn nhân đau đớn về tinh thần, cảm thấy bản thân mình vô dụng, danh sự, nhân phẩm của nạn nhân bị bêu xấu, xuyên tạc như chửi rủa, xỉ vả nạn nhân trước đám đông, tung tin đồn nhảm để người khác cho rằng nạn nhân thật sự xấu xa, tội lỗi…
  • Về hành vi khách quan, tội hành hạ người khác cũng tương tự như hành vi khách quan của tội bức tử, chỉ khác nhau ở chỗ: trong tội hành hạ người khác, người bị hành hạ không tự sát, nên có thể nói tội hành hạ người khác là hành vi khách quan của tội bức tử. Thông thường, hành vi hành hạ được lặp đi lặp lại và kéo dài vài ngày, vài tuần, thậm chí hàng tháng, hàng năm. Hành vi hành hạ người khác vừa gây đau đớn về thể xác cho nạn nhân vừa gây thống khổ về tinh thần họ. Tuy nhiên các hành vi gây đau đớn về thể xác chỉ là những thương tích nhẹ chưa đến mức đáng kể để bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
  • Nạn nhân của tội này phải là người có quan hệ lệ thuộc với người bị hại nhưng không phải ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình. Bởi, nếu đối tượng lệ thuộc bị ngược đãi là ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, pháp luật đã quy định riêng tội danh ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 185 Bộ luật Hình sự. Mối quan hệ lệ thuộc giữa người phạm tội với người bị hại là lệ thuộc về vật chất, về tinh thần. Mối quan hệ này bắt nguồn từ quan hệ công tác (thủ trưởng với nhân viên ), quan hệ thầy trò, quan hệ tôn giáo, quan hệ giữa người làm công với chủ,…
  • Thông thường người bị hại trong tội phạm này, bị hành hạ ngược đãi, nhưng không dám kêu hoặc phản ứng mà cam tâm chịu đựng, họ chỉ tố cáo khi mối quan hệ lệ thuộc không còn nữa hoặc bị người khác tố cáo.

Mức phạt tội hành hạ người khác theo điều 140 Bộ Luật Hình Sự 2015

Mức phạt tù

Mức phạt tù

Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên 49
  • Đối với 02 người trở lên.

Cơ sở pháp lý điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Luật sư xin giảm nhẹ tội hành hạ người khác

Luật sư tư vấn

Luật sư tư vấn

  • Luật sư bào chữa sẽ giúp khách hàng hiểu được các quy định của pháp luật liên quan đến tội hành hạ người khác; đưa ra phương án giải quyết và dự kiến thời gian giải quyết vụ án;
  • Đăng ký bào chữa và có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 với người được bào chữa.
  • Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi của thân chủ không phải là hành vi hành hạ người khác
  • Trong trường hợp khách hàng phạm tội hành hạ người khác thì tìm cách giúp khách hàng giảm nhẹ tội danh;
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
  • Luôn theo dõi quá trình giải quyết vụ án và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tội hành hạ người khác, để có thể hiểu thêm về tội hành hạ người khác cũng như khung hình phạt cho từng tình huống cụ thể. quý khách hàng có thể liên hệ luật sư tư vấn luật hình sự của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn.

4.8 (19 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết