Luật Hình Sự

Tội gian lận bảo hiểm y tế

Tội gian lận bảo hiểm y tế  là những hành vi gian dối về BHYT, hành vi trục lợi trái phép này có thể chịu những hình phạt từ phạt tiền cho đến xử lý hình sự ,dưới đây là những trình bày về những hành vi, chủ thể cũng như các hình phạt của tội gian lận BHYT cung cấp cho quý khách hàng các quy định của pháp luật về tội gian lận bảo hiểm y tế.

Tội gian lận bảo hiểm y tế

Tội gian lận bảo hiểm y tế

Tội gian lận bảo hiểm y tế là gì?

Thực hiện các hành vi được quy định trong bộ luật hình sự và đáp ứng đủ các điều kiện: do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý, hậu quả về vật chất là dấu hiệu bắt buộc đối với loại tội phạm này, cụ thể chiếm đoạt số tiền bảo hiểm y tế phải từ 10.000.000 đồng trở lên

Cơ sở pháp lý khoản 1 điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Hành vi của tội gian lận bảo hiểm y tế ?

Hành vi gian lận bảo hiểm y tế

Hành vi gian lận bảo hiểm y tế

  • Lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng;
  • Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định

Cơ sở pháp lý khoản 1 điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Dấu hiệu cấu thành tội gian lận bảo hiểm y tế ?

Chủ thể phạm tội gian lận bảo hiểm y tế là ai ?

Phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự và là cá nhân, pháp nhân thương mại.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, có năng lực trách nhiệm hình sự

Chủ thể của tội gian lận bảo hiểm y tế là người tham gia bảo hiểm y tế và những người có liên quan ví dụ như giám đốc bệnh viện,.. người có chức vụ quyền hạn có thể thực hiện các hành vi như: lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế,

Khách thể của tội phạm

Là hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý quỹ bảo hiểm y tế, xâm phạm đến các quy định của nhà nước về bảo hiểm y tế.

Mặt khách quan của tội phạm

Là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật. Người thực hiện hành vi biết hoặc phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.

Hành vi này thể hiện qua việc lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng; Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định.

Tội này có cấu thành vật chất được coi là vi phạm khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế, hành vi gian lận, giả mạo hồ sơ, bệnh án…được người phạm tội hoàn thành và đã gian lận được tiền bảo hiểm. Hậu quả của tội gian lận bảo hiểm y tế đó là gây thiệt hại về tài sản cho cơ quan bảo hiểm. Những biểu hiện cụ thể của tội phạm này dẫn đến những rối loạn trong việc chi trả bảo hiểm y tế.Cơ quan bảo hiểm phải trả những khoản tiền bảo hiểm không đúng so với thực tế.

Mặt chủ quan của tội phạm

  • Thể hiện ở dấu hiệu lỗi : Lỗi ở đây là lỗi cố ý, có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp. Tức là người phạm tội hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là hành vi không được phép nhưng vẫn muốn thực hiện hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc dù không mong muốn nhưng vẫn có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
  • Động cơ và mục đích không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm. Thông thường người phạm tội này đều vì vụ lợi

Xử lý tội gian lận BHYT

Khung hình phạt tội gian lận bảo hiểm y tế

Khung hình phạt tội gian lận bảo hiểm y tế

Mức phạt hình sự

Người nào thực hiện một trong các hành vi nêu trên, chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Tái phạm nguy hiểm

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cơ sở pháp lý khoản Điều 215 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Mức xử phạt hành chính

  • Căn cứ Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì hành vi gian lận bảo hiểm ý tế có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 70.000.000 đồng

Luật sư tư vấn về tội gian lệnh BHYT

  • Luật sư bào chữa sẽ giúp khách hàng hiểu được các quy định của pháp luật liên quan đến Tội gian lận bảo hiểm y tế; đưa ra phương án giải quyết và dự kiến thời gian giải quyết vụ án;
  • Đăng ký bào chữa và có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 với người được bào chữa.
  • Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh hành vi của thân chủ không phải là hành vi gian lận bảo hiểm y tế
  • Trong trường hợp khách hàng phạm Tội gian lận bảo hiểm y tế thì tìm cách giúp khách hàng giảm nhẹ tội danh;
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
  • Luôn theo dõi quá trình giải quyết vụ án và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tội gian lận bảo hiểm, để có thể hiểu thêm về tội gian lận bảo hiểm y tế cũng như khung hình phạt cho từng tình huống cụ thể. quý khách hàng có thể liên hệ luật sư của Chuyên Tư Vấn Luật qua Hotline 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 898 bài viết