Luật Hình Sự

Tội đánh bạc bị xử lý như thế nào?

Tội đánh bạc bị xử phạt như thế nào? Hành vi đánh bạc được tổ chức rộng rãi và khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Do đó, việc xử phạt cho tội đánh bạc đã được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ cũng như nắm được mức xử phạt của tội đánh bạc.

Tội đánh bạc bị xử phạt như thế nào

Tội đánh bạc bị xử lý như thế nào?

Thế nào là hành vi đánh bạc trái phép?

Theo quy định của Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) thì hành vi đánh bạc trái phép được hiểu như sau:

“ Đánh bạc trái phép” là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện bật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

Tiền có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ; hiện vật có thể là tài sản như: ô tô, xe máy,… Tiền hay hiện vật dùng để đánh bạc là những thứ có thể thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc, trong người đánh bạc hoặc nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng để đánh bạc.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Khách thể

Khách thể của tội đánh bạc là tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn công cộng, pháp luật nước ta nghiêm cấm hoạt động đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào và coi đây là hành vi xâm phạm đến trật tự an toàn xã hội.

Chủ thể

Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định.

Mặt khách quan

  • Hành vi: Được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào, thua bằng tiền hoặc dùng hiện vật để gán nợ, hiện vật có thể là vàng, bạc đá quý, xe máy, ô tô… Các hình thức đánh bạc có thể là đánh bài, tổ tôm, sóc đĩa, đánh ba cây, cá độ bóng đá…
  • Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này khi có một trong những điều kiện sau:
  1. Số tiền, hiện vật có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên
  2. Số tiền, hiện vật có giá trị dưới 5.000.000, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Hậu quả: Tội này chỉ quy định hành vi không bắt buộc phải có hậu quả.

Mặt chủ quan

Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, sát phạt nhau, lấy tiền, tài sản từ người thua bạc nhằm thu lợi bất chính.

Tội đánh bạc sẽ bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính

Căn cứ vào Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về mức xử phạt đối với hành vi đánh bạc như sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;
  2. Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;
  3. Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
  1. Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;
  2. Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;
  3. Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;
  4. Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;
  5. Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:
  1. Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;
  2. Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc;
  3. Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;
  4. Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:
  1. Làm chủ lô, đề;
  2. Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;
  3. Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;
  4. Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Về hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này;
  • Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 3 Điều này;
  • Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”

Về biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 7 Điều này là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; khoản 2; các điểm a và b khoản 3; các điểm b, c và d khoản 4 và khoản 5 Điều này.

>>> Xem thêm: Hành vi xem đánh bạc có phải chịu trách nhiệm hình sự không

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ khoản 1 Điều 321 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Về mức xử phạt theo từng trường hợp cụ thể được quy định tại khoản 2, khoản 3 BLHS 2015 như sau: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;
  • Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Xử phạt đối với hành vi đánh bạc trái phép

Xử phạt đối với hành vi đánh bạc trái phép

Đánh bạc lần đầu có bị xử phạt không?

Tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính thì khi đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào sẽ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, cá nhân thực hiện việc đánh bạc trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu như số tiền đánh bạc từ 5.000.000 đồng trở lên.

Do đó, đánh bạc lần đầu vẫn bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ vi phạm.

Thời hạn tạm giam, tạm giữ đối với tội đánh bạc

Theo Điều 321 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Căn cứ theo Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015 quy đinh thời hạn tạm giam để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Theo khoản 2 Điều 278 BLTTHS 2015 quy định thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.

Vai trò của luật sư với tội đánh bạc

  • Tư vấn quy định pháp luật về hành vi đánh bạc trái phép;
  • Tư vấn về các trách nhiệm pháp lý mà hành vi đánh bạc trái phép phải chịu;
  • Tư vấn hướng giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến hành vi đánh bạc;
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến hành vi đánh bạc;
  • Hỗ trợ, hướng dẫn chuẩn bị soạn thảo các đơn từ phục vụ cho quá trình tố tụng như: đơn yêu cầu khởi tố vụ án, đơn trình báo vi phạm, đơn kêu oan, đơn kháng cáo, đơn xin giảm nhẹ hình phạt,…
  • Trực tiếp tham gia phiên tòa xét xử vụ án hình sự với tư cách người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, đặc biệt là tránh việc thân chủ bị dùng nhục hình, ép cung.

Xử phạt tội đánh bạc được quy định cụ thể trong từng quy định mới nhất của pháp luật. Các vấn đề về mức xử phạt về tội đánh bạc đã được trình bày ở bài viết. Nếu có thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các hình thức xử phạt của các hành vi vi phạm pháp luật khác, hãy liên hệ ngay qua HOTLINE: 1900636387 để được tư vấn luật hình sự và kịp thời.

4.6 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 895 bài viết