Luật Hình Sự

Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản theo luật hình sự mới 2023

Tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản là loại tội phạm diễn ra phổ biến trong đời sống hiện nay. Vì vậy, những hành vi bắt cóc, chiếm đoạt tài sản đã được bộ luật hình sự quy định rất cụ thể nhằm xử lý triệt để và không bỏ lọt tội phạm. Trong phạm vi bài viết sau đây của Chuyên Tư Vấn Luật, bạn đọc sẽ được cung cấp những thông tin cụ thể cũng như dịch vụ luật sư bào chữa đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản một cách chính xác và uy tín.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự

  • Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt con người làm con tin nhằm uy hiếp buộc người muốn chuộc con tin phải giao tiền hoặc tài sản khác thì mới thả người bị bắt.
  • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định cụ thể tại Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015. Hành vi bắt cóc là hành vi bắt giữ người trái phép và hành vi này được thực hiện nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu việc bắt cóc không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản mà nhằm vào một mục đích khác thì hành vi bắt cóc không cấu thành tội này.

Những yếu tố cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Mặt khách quan

  • Có hành vi bắt cóc người khác, người phạm tội thực hiện việc bắt giữ người trái pháp luật nhằm gây áp lực buộc người bị hại phải giao tài sản bằng nhiều thủ đoạn khác nhau.
  • Người bị bắt cóc làm con tin là người bất kỳ (người lớn, trẻ em, người già, nam giới, nữ giới…, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, địa vị xã hội…).
  • Ngoài hành vi bắt cóc người làm con tin, người phạm tội còn có hành vi đe doạ người khác (cơ quan, tổ chức hoặc người thân của con tin) nếu không giao nộp tiền hoặc tài sản thì con tin sẽ bị giết, bị đánh đập, hành hạ…
  • Cùng với việc đe doạ người khác, người phạm tội còn có thể có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có những hành vi, thủ đoạn khác đối với người bị bắt làm con tin để người này sợ hãi mà yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc người thân của mình nộp tiền hoặc tài sản như: đánh, trói, bắt nhịn ăn, nhịn uống, làm nhục, dọa giết, dọa đánh,…

Những yếu tố cấu thành tội bắt cóc chiếm đoạt tài sản

Những yếu tố cấu thành Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Khách thể

  • Xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.
  • Ngoài ra còn xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, quyền tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của công dân.
  • Đối tượng tác động: Là tài sản và con người.

Mặt chủ quan

  • Người phạm tội thực hiện tội phạm  với lỗi cố ý, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra.
  • Mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Chủ thể

  • Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là chủ thể thường.
  • Chủ thể của tội phạm phải là người có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

Khung hình phạt của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

  1. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: hành vi bắt cóc chiếm đoạt tài sản
  2. Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
  • Đối với người dưới 16 tuổi;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

4. Phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

Ngoài ra:

  • Người chuẩn bị phạm tội này thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm;
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Khung hình phạt của Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Khung hình phạt của Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Một số vấn đề cần chú ý đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

  • Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc cấu thành tội phạm, vì vậy nếu bắt cóc không nhằm chiếm đoạt tài sản mà nhằm mục đích khác thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh tương ứng.
  • Nếu mục đích chiếm đoạt tài sản xuất hiện sau hành vi bắt cóc thì đó là sự chuyển hóa tội phạm từ tội bắt, giam, giữ người trái pháp luật sang tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Chỉ cần thực hiện xong hành vi bắt cóc nhằm để chiếm đoạt tài sản được xem là tội phạm đã hoàn thành.

Luật sư bào chữa Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

  • Tư vấn giải quyết vụ án hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
  • Soạn thảo đơn từ, văn bản có liên quan;
  • Trực tiếp tham gia thực hiện thủ tục, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho thân chủ;
  • Xem xét và đánh giá chứng cứ, mức độ của hành vi phạm tội hoặc mức độ tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
  • Luật sư chuyên môn phụ trách nghiên cứu và xử lý các công việc tư vấn cho khách hàng cũng như thực hiện công việc tại tòa án các cấp;
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về cấu thành tội phạm cũng như khung hình phạt đối với Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, có một số vấn đề nổi bật về loại tội phạm này mà Quý khách cũng cần phải lưu ý. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào cần giải quyết hoặc có nhu cầu TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.63.63.87  để được Luật sư hình sự hỗ trợ.

4.9 (18 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết