Luật Hình Sự

Tội bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào

Tội bạo hành trẻ em luôn là một vấn đề nhức nhối không chỉ ở Việt Nam mà còn là trên toàn thế giới. Như vậy, tội bạo hành trẻ em sẽ bị xử phạt như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp Quý khách hàng giải đáp thắc mắc về xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em trong gia đình

Tội bạo hạnh trẻ em bị xử phạt ra saoTội bạo hành trẻ em bị xử phạt ra sao

Bạo hành trẻ em là gì?

Theo Tổ chức Sức khỏe Thế giới WHO, bạo hành trẻ em về bản chất được hiểu là tất cả những hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em về cả thể chất và tinh thần như đánh đập, xâm hại tình dùng, lợi dụng hay bỏ bê… dẫn đến những mối nguy hiện tiềm năng hay hiện hữu đối với sức khỏe, nhân phẩm và sự phát triển của trẻ. Bất kỳ ai cũng có thể có hành vi bạo hành trẻ em, kể cả cha mẹ, người trông nom hay đứa trẻ khác.

Tại Việt Nam, bạo hành trẻ em cũng được giải thích tại khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em 2016: “Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.”

>>> Xem thêm: Cha mẹ có hành vi bạo hành con cái sẽ bị xử phạt như thế nào?

Bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Quy định tại Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt hành chính đối với hành vi bạo lực trẻ em thì sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đối với các hành vi vi phạm sau:

  • Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
  • Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
  • Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
  • Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Ngoài trừ các biện pháp xử lý hành chính là phạt tiền thì người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm nêu trên;
  • Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.

Xử lý hình sự

Hành vi bạo hành trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội được quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 như: tội hành hạ người khác, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác, tội vô ý làm chết người, tội giết người. Cụ thể:

Đối với hành vi hành hạ trẻ em:

Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015  sửa đổi, bổ sung 2017, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên.

CSPL:  Điều 140 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% đối với người dưới 16 tuổi thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

CSPL: điểm c, khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, sửa đổi bổ sung 2017 .

Người phạm tội phải chịu tình tiết tăng nặng tại điểm i khoản 1 điều 52 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017); Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi nếu không thuộc điểm c khoản 1 điều 134 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017).

Mức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ emMức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em

Biết nhưng không tố cáo tội bạo hành trẻ em có tội không?

Đối với các hành vi gây ảnh hưởng đến việc hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị bóc lột, bạo lực sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Không cung cấp hoặc che giấu thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  • Không thông báo cho nơi tiếp nhận thông tin về hành vi xâm hại trẻ em.
  • Ngăn cản việc cung cấp thông tin về trẻ em bị xâm hại cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
  • Không cung cấp thông tin và phối hợp để thực hiện việc kiểm tra tính xác thực về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn , mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em khi được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu.
  • Không bảo mật thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em

CSPL: Khoản 2, Điều 28 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em

Hành vi bạo hành trẻ em

 Hành vi bạo hành trẻ em

Thẩm quyền tiếp nhận tố cáo

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tố cáo là:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát.
  • Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
  • Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an.

CSPL: Khoản 2 Điều 145, khoản 3 Điều 146 và khoản 2 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Luật sư hướng dẫn xử lý tội bạo hành trẻ em.

  • Tư vấn mức xử phạt đối với hành vi bạo hành trẻ em;
  • Đại diện bảo vệ quyền lợi cho trẻ em;
  • Tư vấn phương thức giải quyết;
  • Soạn thảo, điền đơn khởi kiện (nếu có);
  • Làm việc với cơ quan nhà nước;
  • Đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án;
  • Các công việc pháp lý có liên quan khác.

Trên đây là những nội dung tư vấn để hỗ trợ Quý khách hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật đối với tội bạo hành trẻ em. Do đó nếu có bất cứ thắc mắc hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan, Quý khách vui lòng liên hệ với Chuyên tư vấn luật qua hotline 1900.63.63.87 hoặc Luật sư để được hỗ trợ.

5 (14 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết