Tin tức

Vì sao người dân liên tục đưa UBND TP Vũng Tàu ra tòa?

Nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quá trình thực thi bản án có hiệu lực pháp luật đối với bà Trần Thị Hương đã được luật sư chỉ ra.

Cần xử lý trách nhiệm

Liên quan việc UBND TP Vũng Tàu bị tố “thi gan”, chậm thi hành bản án phúc thẩm số 16/2013/HCPT ngày 20/6/2013 của TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) có hiệu lực pháp luật suốt hơn 5 năm, khiến người dân và dư luận vô cùng bức xúc, như Pháp luật Plus đã phản ánh, UBND TP Vũng Tàu đã có quyết định “thi hành”, ra quyết định bồi thường về đất bị thu hồi của bà Trần Thị Hương (ngụ phường 3, TP Vũng Tàu).
Tuy nhiên, việc giải quyết bồi thường tiếp tục vấp phải sự phản đối “quyết liệt” của bà Hương vì cho rằng chính sách áp dụng không thỏa đáng, không đúng quy định của pháp luật. Do đó, mới đây, bà Hương tiếp tục khởi kiện UBND TP Vũng Tàu về quyết định bồi thường và giải quyết khiếu nại của cơ quan này đối với bà.

Bà Trần Thị Hương và phần đất khiếu nại nhiều năm.


Phân tích về quá trình giải quyết của UBND TP Vũng Tàu đối với vụ việc trên, Giám đốc Chuyên Tư Vấn Luật (Đoàn Luật sư TP HCM) đã chỉ ra nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của UBND TP Vũng Tàu và các đơn vị liên quan.
Phân tích về quá trình giải quyết của UBND TP Vũng Tàu đối với vụ việc trên, Chuyên Tư Vấn Luật, Giám đốc Chuyên Tư Vấn Luật (Đoàn Luật sư TP HCM) đã chỉ ra nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của UBND TP Vũng Tàu và các đơn vị liên quan.
Cụ thể, theo Chuyên Tư Vấn Luật, bản án phúc thẩm số 16/2013/HCPT ngày 20/6/2013 có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên, trong đó bản án có nội dung: “Hủy phần không bồi thường giá trị quyền sử dụng đất của Quyết định số 958/QĐ-UBND ngày 02/03/2009 và Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày 05/01/2010 của Chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu về việc “Phê duyệt kinh phí bồi thường hỗ trợ và phê duyệt kinh phí, bồi thường, hỗ trợ bổ sung cho bà Trần Thị Hương” Để chủ tịch UBND thành phố Vũng Tàu giải quyết đúng quy định pháp luật”.
Đúng ra, UBND TP Vũng Tàu phải thi hành án trong thời gian theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, cơ quan này lại liên tục có nhiều động thái không chỉ “chống đối” bản án, “ngó lơ” chỉ đạo của UBND tỉnh và cả văn bản của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) mà còn ra nhiều văn bản “đánh võng, đá bóng trách nhiệm” khiến việc thực thi bản án kéo dài suốt nhiều năm, gây bức xúc trong dư luận và thiệt hại về vật chất, tinh thần cho đương sự là bà Trần Thị Hương, một người mà gia đình có 3 đời có công với cách mạng.
Cụ thể, ngày 17/9/2018 (tức hơn 5 năm sau khi bản án có hiệu lực), UBND TP Vũng Tàu mới có Quyết định số 6938/QĐ-UBND, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ (bổ sung) cho bà Hương do Nhà nước thu hồi đất để phục vụ dự án Trung tâm thương mại (TTTM) Thái Dương. 


Thạc sĩ – Luật sư Phan Mạnh Thăng, Giám đốc Chuyên Tư Vấn Luật (Đoàn Luật sư TP HCM).


“Tuy UBND TP Vũng Tàu đã chấp nhận thi hành án, tuy nhiên, căn cứ các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 71/2016/NĐ-CP về trình tự, thủ tục Thi hành án (THA) hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của tòa án, bà Hương đã tiến hành tố cáo trực tiếp hành vi cố tình không THA của người đứng đầu UBND TP Vũng Tàu.
Căn cứ vào thực trạng THA, kết luận điều tra nội dung tố cáo, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét áp dụng hình thức kỷ luật, xem xét trách nhiệm vật chất, xử lý vi phạm hành chính; Thậm chí xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hội tụ đủ các yếu tố cấu thành tội không THA, tội không chấp hành án, tội cản trở việc THA được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015”, Chuyên Tư Vấn Luật nhấn mạnh.
Liên quan xử lý trách nhiệm của việc THA trên, PV đã nhiều lần liên hệ và để lại nội dung thông tin nhưng đến nay các cơ quan chức năng tỉnh BR-VT vẫn chưa có phản hồi.

“Bước đi đầy rủi ro về mặt pháp lý”

Ngoài chỉ ra vi phạm trên, Chuyên Tư Vấn Luật còn đặc biệt chỉ ra việc chính quyền “xóa sổ mục kê” có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với bà Hương.
Cụ thể, khi TAND TP Vũng Tàu đang thụ lý giải quyết sơ thẩm lần đầu vào ngày 21/5/2009 và đưa ra xét xử vào ngày 6/12/2011, thì 3 ngày trước đó (tức ngày 3/12/2011), Giám đốc Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất TP Vũng Tàu lại ban hành Quyết định chỉnh lý tên chủ sử dụng đất từ bà Hương thành UBND phường 3 theo chỉ đạo của UBND TP Vũng Tàu. Động thái có dấu hiệu “ngụy tạo” chứng cứ này đã bị 2 cấp Tòa sau đó bác bỏ vì không phù hợp với thực tế và trái quy định của pháp luật.
Mặc dù việc điều chỉnh trên đã bị hai cấp Tòa từng “tuýt còi”, và bản án phúc thẩm có hiệu lực, thế nhưng, ngày 04/5/2017, UBND TP Vũng Tàu tiếp tục có văn bản số 2445 (cũng do Phó Chủ tịch TP Vũng Tàu Hoàng Vũ Thảnh ký) gửi Sở TNMT và đề nghị Sở này xem xét, điều chỉnh tên chủ sử dụng đất trong bộ hồ sơ địa chính phường 3 lập năm 1993, trong đó có bà Hương thành “UBND phường 3” đăng ký sử dụng.

Văn bản của UBND TP Vũng Tàu gửi Sở TNMT.


Gần 1 tháng sau, ngày 2/6/2017, Sở TNMT đã có Quyết định số 275/QĐ-STNMT điều chỉnh tên chủ sử dụng đất trong Bộ hồ sơ địa chính phường 3 đối với 5 trường hợp, trong đó có bà Hương theo văn bản số 2445 của UBND TP Vũng Tàu trước đó đề nghị.
Chuyên Tư Vấn Luật nhận định việc làm trên của UBND TP Vũng Tàu và Sở TNMT đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật.

Quyết định điều chỉnh tên chủ sử dụng đất từ bà Hương thành UBND phường 3 của Sở TNMT vào năm 2017, được thực hiện sau khi có bản án phúc thẩm năm 2013.

Chuyên Tư Vấn Luật, việc UBND TP Vũng Tàu đang cố điều chỉnh tên chủ sử dụng thửa đất bị thu hồi, mục đích chính là nhằm “hợp thức hóa” việc không tiến hành bồi thường tiền thu hồi đất cho bà Hương.
“Đây là một bước đi đầy rủi ro về mặt pháp lý vì hành vi này trước đây đã từng bị Tòa án “tuýt còi” nhiều lần. Tuy nhiên, UBND TP Vũng Tàu vẫn đang cố tình thể hiện rõ cho người dân cũng như các cơ quan Nhà nước khác thấy rằng sự quyết tâm “chống đối” Tòa án bằng cách cố tình lách đi việc giải quyết các yêu cầu đã được tuyên trong bản án theo một hướng khác”, Chuyên Tư Vấn Luật nêu quan điểm.  
Nói về hậu quả pháp lý, Chuyên Tư Vấn Luật cho rằng, trước tiên, nguy cơ bị người dân khởi kiện thêm lần nữa là rất lớn. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý về chế tài đối với các cá nhân vi phạm quy định về thi hành án hành chính đã được chi tiết, cụ thể tại Chương III Nghị định số 71/2016/NĐ-CP. Đây là cơ sở để người dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình đến các cơ quan chức năng. Ngoài ra, như đã phân tích ở trên, nếu đủ yếu tố cấu thành, việc phải đối mặt với trách nhiệm hình sự là điều tất yếu.
Về mặt Đảng, một trong những quy định xử lý kỷ luật điển hình thường xuyên được áp dụng đối với cán bộ vi phạm pháp luật về đất đai đó là Quy định xử lý kỷ luật Đảng viên Số 102 -QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cụ thể, tại Khoản 2 Điều 21 của Quy định này nêu rõ:
“Điều 21. Vi phạm quy định về đất đai, nhà ở:
2 – Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Làm trái quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thay đổi mục đích và quyền sử dụng đất; thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Qua đó, cán bộ vi phạm không chỉ bị xử lý kỷ luật Cảnh cáo hoặc Cách chức về mặt Đảng khi có hành vi ban hành các quyết định trái luật. Một khi đã bị Tòa án xác định hành vi của mình là vi phạm pháp luật, cá nhân vi phạm đó chắc chắn cũng sẽ bị kỷ luật theo quy định của pháp luật cán bộ, công chức.
Riêng Sở TNMT tỉnh BR-VT, dù đã biết rõ mình từng sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trái luật cho UBND phường 3, tuy nhiên, cơ quan này vẫn cố tình “phối hợp” với UBND TP Vũng Tàu tiếp tục thực hiện các hành vi sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần nữa. Hành vi trên cũng đã thỏa mãn điểm a khoản 2 Điều 21 Quy định số 102 -QĐ/TW giống như UBND TP Vũng Tàu. Vậy nên, cơ quan này cũng sẽ không thể thoát khỏi một phần trách nhiệm trong việc này.
“Ngoài trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước, về mặt Đảng, nếu người dân chứng minh có thiệt hại xảy ra trên thực tế, người vi phạm sẽ phải bồi thường một khoản tiền lớn cho người dân theo trách nhiệm dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự hiện hành”, Chuyên Tư Vấn Luật nhấn mạnh.

Nguồn: Pháp Luật Plus

>>>Xem thêm: Bà Rịa – Vũng Tàu: Người dân 6 năm ‘kêu cứu’, tỉnh chỉ đạo nhưng cấp dưới lặng im?

4.8 (10 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 955 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *