Luật Đất Đai

Ủy Quyền Nhờ Quản Lý Nhà Đất Có Được Bán Không?

Những người đi làm ăn xa nhà, người được thừa kế nhà đất không có khả năng quản lý chăm sóc nhà và đất đai của họ nên họ ủy quyền cho người khác để thay họ quản lý, thực hiện những giao dịch cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều vụ việc người được ủy quyền quản lý nhà đất lại tự ý bán nhà đất của bên ủy quyền nhằm tư lợi cá nhân. Vậy người được ủy quyền nhờ quản lý nhà đất có được quyền bán không?

Ủy quyền nhờ quản lý nhà đất có được quyền bán không
Ủy quyền nhờ quản lý nhà đất có được quyền bán không

Uỷ quyền là gì?

Theo Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015, Ủy quyền là một hình thức xác lập quyền đại diện giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền gọi là đại diện theo ủy quyền.

Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Như vậy, ủy quyền nhờ quản lý nhà đất là việc một người ủy quyền cho người khác thực hiện quản lý nhà và đất đai của bên ủy quyền.

Ủy quyền nhờ quản lý nhà đất có được bán không?

Căn cứ Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 thì người được ủy quyền chỉ được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trọng phạm vi được ủy quyền căn cứ theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền; Điều lệ của pháp nhân; Nội dung ủy quyền; hoặc Quy định khác của pháp luật.

Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, tùy thuộc vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền mà người được ủy quyền quản lý nhà đất có hay không được quyền bán nhà đất thuộc sỡ hữu của bên ủy quyền, cụ thể:

  • Thứ nhất, trường hợp bên ủy quyền đã nêu rõ trong hợp đồng ủy quyền về phạm vi được ủy quyền cụ thể là quản lý nhà đất và không có nội dung người ủy quyền được quyền bán nhà đất thì người được ủy quyền chỉ thực hiện đại diện quản lý nhà đất và không được quyền bán.
  • Thứ hai, trường hợp hợp đồng ủy quyền có thỏa thuận điều khoản người được ủy quyền quản lý và bán nhà đất trong tình huống cụ thể nào đó thì người được ủy quyền mới có quyền bán.
Hậu quả của giao dịch dân sự do vượt quá phạm vi ủy quyền
Hậu quả của giao dịch dân sự do vượt quá phạm vi ủy quyền

Hậu quả của giao dịch dân sự do người được ủy quyền thực hiện vượt quá phạm vi được ủy quyền là gì?

Vượt quá phạm vi ủy quyền là việc người được ủy quyền xác lập thực hiện các giao dịch dân sự không có thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền.

Căn cứ Điều 143 Bộ luật Dân sự 2915 thì người được ủy quyền xác lập thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện.

Tuy nhiên nếu người được đại diện đồng ý hoặc người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý hoặc người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện thì phần giao dịch được người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ của người được đại diện.

Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Do đó, trường hợp người được ủy quyền bán nhà đất, không có thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền thì không phát sinh quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền đối với giao dịch bán nhà đất đó, trừ trường được nêu trên. Người được ủy quyền phải thực hiện nghĩa vụ đối với giao dịch bán nhà đất với bên thứ ba.

Như vậy, thông qua những nội dung phân tích trên, để tránh những thiệt hại, rủi ro không đáng có thì các bên trong quan hệ ủy quyền phải nêu rõ, cụ thể chi tiết các điều khoản trong hợp đồng ủy quyền.

Trên đây là những thông tin của chúng tôi về vấn đề ủy quyền nhờ quản lý nhà đất có được bán không. Trường hợp các bạn đang rơi vào tình huống trên thì hãy liên hệ tới chúng tôi theo số hotline 1900 63 63 87 để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ phía luật sư.

>>>Xem thêm: Hủy Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất Thuộc Thẩm Quyền Của Tòa Án Nào?

4.7 (12 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 894 bài viết