Luật Hôn Nhân Gia Đình

Ngoại Tình Sẽ Chịu Những Chế Tài Gì?

Trong cuộc sống hôn nhân, đôi lúc sẽ có những sự bất ổn, xung đột, thậm chí là sự tan vỡ. Và một trong những nguyên nhân nghiêm trọng dẫn đến sự “đứt gánh” giữa đường khá nhiều đó là một trong hai ngoại tình. Đa số các cặp vợ chồng đều không biết việc ngoại tình có thể sẽ phải chịu một trong những chế tài pháp luật quy định nhằm đảm bảo sự ổn định xã hội, duy trì những đức tính tốt đẹp của người Việt… Vậy ngoại tình sẽ chịu những chế tài gì?

Ngoại tình sẽ phải chịu chế tài nào?
Ngoại tình sẽ phải chịu chế tài nào?

>>Xem thêm:Có được đơn phương ly hôn khi vợ ngoại tình mang thai không?

Pháp luật hành chính quy định chế tài nào cho hành vi “ngoại tình”?

Hiện nay chưa có bất cứ khái niệm chính xác nào về ngoại tình nhưng theo cách hiểu phổ biến thì ngoại tình là hành vi của người đã có vợ, có chồng nhưng vẫn có quan hệ tình cảm ngoài luồng với người khác đã có hoặc chưa có vợ hoặc chồng. Việc ngoại có thể công khai hoặc không công khai nhưng nhìn chung vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với tình cảm vợ chồng và là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới đổ vỡ hôn nhân nhất.

Theo điểm a, b, c khoản 1 Điều 48 Nghị Định 110/2013/NĐ-CP quy định về mức phạt đối với hành vi ngoại tình như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ
  • Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác
  • Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ

Pháp luật hình sự quy định như thế nào về hành vi “ngoại tình”?

Điều 182 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, cụ thể:

Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;
  • Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.
Xử lý hình sự khi ngoại tình như thế nào?
Xử lý hình sự khi ngoại tình như thế nào?

Như vậy, theo quy định trên thì không phải mọi trường hợp ngoại tình đều sẽ bị khởi tố hình sự. Đối với trường hợp bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù 03 tháng đến 01 năm thì phải có hậu quả là làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì mới bị khởi tố hình sự. Đối với trường hợp ngoại tình bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm thì phải thuộc một trong hai trường hợp làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát hoặc đã có quyết định của Tòa hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc sống chung như vợ chồng trái với chế độ hôn nhân một vợ một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.

Bộ luật dân sự quy định như thế nào về hành vi “ngoại tình”?

Việc ngoại tình của một bên sẽ được viện dẫn là yếu tố lỗi khi chia tài sản khi vợ chồng ly hôn. Cụ thể tại điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016 quy định:

“Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

Ngoại tình cũng sẽ được xem xét tới là một yếu tố lỗi khi giành quyền nuôi con khi ly hôn. Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình mới năm 2014 số 52/2014/QH13 quy định:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Ngoại tình được quy định như thế nào theo pháp luật dân sự?
Ngoại tình được quy định như thế nào theo pháp luật dân sự?

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Như vậy, quyền nuôi con đầu tiên sẽ dựa trên sự thỏa thuận của hai bên. Nếu hai bên không thể đi đến sự thống nhất thì nếu một bên có thể chứng minh được người còn lại không đủ điều kiện chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con, lối sống cũng như hoàn cảnh sống sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con thì người đó sẽ có lợi thế hơn về giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Các chế tài khác cho hành vi “ngoại tình”.

Điểm a khoản 3 Điều 24 Quyết định số 102-QĐ/TW ngày 15/11/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ, Đảng viên vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn về chủ đề: “Ngoại Tình Sẽ Chịu Những Chế Tài Gì?” Nếu quý khách hàng có thắc mắc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ chúng tôi qua hotline: 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

4.9 (10 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết