Luật Dân sự

Nạn Karaoke Di Động, Cơ Quan Nào Có Thẩm Quyền Xử Lý?

Karaoke di động đang là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay bởi việc bùng phát karaoke di động ngày càng nhiều, chúng không đơn thuần là để giải trí của từng nhóm người nữa, mà là sự ảnh hưởng tiếng ồn vô cùng lớn và là nguyên nhân của nhiều vụ án mạng thương tâm dẫn đến trở thành một vấn nạn trong xã hội. Vậy, vấn nạn karaoke di động là như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền xử lý về vấn nạn này?

Nạn karaoke di động, cơ quan nào có thẩm quyền xử lý
 Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý nạn Karaoke di động

Thực trạng nhức nhối về nạn Karaoke di động hiện nay

Hiện nay, khi nhắc đến karaoke di động, nhiều người vô cùng bức xúc bởi những tiếng ồn với công suất lớn diễn ra liên miên, bất kể giờ giấc, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân, đặc biệt là đối tượng người già, trẻ em và học sinh. Ngày trước, việc karaoke chỉ xuất phát từ việc giải trí, sau đó, từ những chiếc loa kẹo kéo, chúng trở thành công cụ dùng để bán kẹo ở các quán nhậu. Giờ đây, chỉ từ 1.000.000 đến vài triệu đồng, các hộ gia đình đã có thể tự sắm cho mình một chiếc “loa kẹo kéo” để phục vụ cho việc giải trí, vui chơi văn nghệ. Tuy nhiên, nếu đơn thuần là vui chơi giải trí có chừng mực thì sẽ không có vấn đề gì cho đến khi tồn tại những lúc hát vô tội vạ, thâu đêm suốt sáng gây ra những vụ án thương tâm.

Điển hình là tối ngày 07-10-2018, một nhóm thanh niên ở trọ trong dãy kiot cạnh nơi thầy giáo Nguyễn Văn Phước (28 tuổi, quê Quảng Bình, giáo viên Trường tiểu học Lái Thiêu, sống tại thị xã Thuận An, Bình Dương) ở đang hát hò ồn ào. Sau đó, thầy có qua nhắc nhở nhưng nhóm thanh niên này đã xô xát, cãi vã với thầy. Mặc dù thầy Phước đã bỏ về nhưng hai người trong số nhóm thanh niên vẫn hung hãn đuổi theo, xông vào kiot dùng dao đâm nhiều nhát khiến thầy Phước tử vong. “Trước khi thầy Phước nhắc nhở thì nhóm này đã ca hát từ trưa tới tối vẫn chưa chịu dừng”, theo lời hàng xóm nói.

Hay trước đó là vụ việc xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh, cụ thể là lúc 20h ngày 1-10-2018, vợ chồng ông K. (45 tuổi) tổ chức ăn nhậu và hát karaoke tại một phòng trọ trên đường Bờ Bao Tân Thắng (P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú). Đến 23h, do hát karaoke ồn ào nên vợ chồng ông K. xảy ra mâu thuẫn, cãi nhau với vợ chồng anh V. (35 tuổi, ở phòng trọ kế bên). Trong lúc cãi nhau và ẩu đả, vợ anh V. đã đâm ông K. phải đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Hay vụ việc gần đây, dư luận đang dậy sóng về vụ đâm chết người xảy ra vào ngày 28-02-2018 tại thôn Bình Tiến A, xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cụ thể là ông Nguyễn Viết Lộc vừa đi nhậu về, muốn nghỉ ngơi thì nghe tiếng hát từ nhà hàng xóm là ông Nguyễn Minh Phước cùng nhóm bạn đang hát karaoke, ông Lộc đã sang cự cãi nhưng được can ngăn nên bỏ về. Khi về nhà, ông Lộc vẫn không ngủ được nên ông đã cầm 03 con dao sang nhà hàng xóm nói chuyện. Thấy ông Phước, ông Lộc liền đâm 02 nhát khiến ông Phước gục xuống và tử vong.

Ngoài những vụ việc nêu trên, còn có rất nhiều những vụ việc khác từ xô xát nhẹ, xích mích giữa hàng xóm láng giềng đến đánh nhau, đâm giết người dẫn đến không bị thương thì tử vong. Có những vụ việc đã được thống kê nhưng không ai dám chắc đã thống kê hết mọi vụ việc bởi thực trạng về vấn nạn này là vô cùng nghiêm trọng và nan giải.

Vậy nguyên nhân do đâu để xảy ra những hậu quả ấy? Phần lớn là do ý thức, suy nghĩ và hành động của mọi người. Chính vì sự ồn ào làm ảnh hưởng đến cuộc sống người khác mới khiến họ nhức nhối, khó chịu dẫn đến những hành động gây nhiều hậu quả. Karaoke không phải xấu, nhưng karaoke như thế nào để không ảnh hưởng đến cuộc sống mọi người xung quanh mới được xem là lành mạnh. Có thể thấy karaoke di động diễn ra ở khắp nơi và khắp mọi ngõ ngách khiến cơ quan điều tra cũng khó mà kiểm soát và quản lý được.

Thực trạng nhức nhối về nạn Karaoke di động hiện nay
Thực trạng nhức nhối về nạn Karaoke di động hiện nay

Cơ quan nào có thẩm quyền xử lý và chế tài xử lý như thế nào?

Hành vi gây tiếng ồn là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường và nó xâm phạm đến an ninh- trật tự- an toàn xã hội.

Nếu hành vi gây tiếng ồn vượt quá giới hạn tối đa cho phép thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tổ hòa giải của khu phố hòa giải, đoàn thể khu phố động viên, giáo dục những người có hành vi vi phạm chấp hành pháp luật, báo trước cho họ đã vi phạm pháp luật có thể sẽ bị xử lý. Nếu giải quyết ở khu phố không có kết quả, có quyền làm đơn gửi đến UBND xã/phường để giải quyết. Khi các cá nhân, tổ chức vi phạm thì báo ngay cho Công an phường để xuống lập biên bản vi phạm hành chính.

Về chế tài xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

Theo Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được quy định như sau:

  • Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.
  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.
  • Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA….

Hình thức xử phạt bổ sung:

  • Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này;
  • Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

  • Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
  • Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Bên cạnh đó, theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp “Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau“.

Cách xử lý hiệu quả khi gặp phải vấn nạn này?

Cách xử lý hiệu quả khi gặp phải vấn nạn này?
Cách xử lý hiệu quả khi gặp phải vấn nạn này?

Khi gặp phải vấn nạn karaoke di động gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt riêng tư, bạn có thể thỏa thuận và nhắc nhở họ giảm thiểu tiếng ồn, tránh gây ra tình trạng tranh cãi, xích mích. Trong trường hợp cảm thấy không thể thỏa thuận, hãy gọi ngay đến công an xã, phường hoặc UBND xã, phường để yêu cầu xử lý.

>>>Xem thêm: Theo Luật An Ninh Mạng, Thông Tin Công Dân Được Bảo Vệ Như Thế Nào?

Vấn nạn karaoke dạo không dễ để giải quyết triệt để, do đó, khi bị ảnh hưởng tiếng ồn thì bạn có thể gọi ngay đến cơ quan UBND xã/phường yêu cầu xử lý những đối tượng này. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất, nếu có thắc mắc hay vấn đề liên quan, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Luật sư Dân sự của Chuyên Tư Vấn Luật qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi.

5 (21 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 751 bài viết