Luật Hình Sự

Hướng Dẫn Mới Về Tội Danh Mua Bán Người

Mua bán người là một vấn nạn nhức nhối ở nước ta, làm xâm hại đến quyền con người, gây ảnh hưởng đến tinh thần, tính mạng của nạn nhân và tác động xấu đến thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến an ninh đất nước. Để đấu tranh phòng ngừa tội phạm mua bán người, Nhà nước ta đã ban hành hướng dẫn mới về tội danh mua bán người, tạo dựng một khung pháp lý quan trọng làm cơ sở cho cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người. Hãy cùng Chuyên tư vấn luật tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Hướng dẫn mới về tội danh mua bán người
Hướng dẫn mới về tội danh mua bán người

Hành vi cấu thành tình tiết định tội mua bán người

Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, Nghị quyết hướng dẫn chi tiết tội danh mua bán người là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lừa gạt hoặc thủ đoạn khác thực hiện một trong các hành vi được quy định tại Khoản 3, 4, 5, 6, 7 Điều 2 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP, nghị quyết quy định và giải thích cụ thể về các hành vi sau:

  • Thủ đoạn khác quy định tại Khoản 1 Điều 150 của Bộ luật Hình sự là các thủ đoạn: bắt cóc; cho nạn nhân uống thuốc ngủ, thuốc gây mê, rượu, bia hoặc các chất kích thích mạnh khác làm họ lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi; đầu độc nạn nhân; lợi dụng việc môi giới hôn nhân, đưa người đi lao động ở nước ngoài; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; tình thế bị lệ thuộc; tình thế dễ bị tổn thương hoặc tình trạng quẫn bách của nạn nhân để thực hiện một trong các hành vi tại khoản 1 Điều này.
  • Để bóc lột tình dục quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân nhằm chuyển giao cho người khác thực hiện các hoạt động bóc lột tình dục (như tổ chức cho nạn nhân bán dâm, đưa họ đến các cơ sở chứa mại dâm để bán dâm, sử dụng nạn nhân để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm,…) hoặc tiếp nhận nạn nhân để phục vụ nhu cầu tình dục của chính mình.
  • Để cưỡng bức lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc nạn nhân lao động trái ý muốn của họ.
  • Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 Bộ luật Hình sự là trường hợp chuyển giao, tiếp nhận hoặc tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nạn nhân để chuyển giao nhằm lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.
  • Vì mục đích vô nhân đạo khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 150 và điểm b khoản 1 Điều 151 của Bộ luật Hình sự là sử dụng nạn nhân để làm thí nghiệm, buộc họ phải đi ăn xin hoặc sử dụng nạn nhân vào các mục đích tàn ác khác.

Hình phạt áp dụng đối với tội mua bán người

Để các thẩm phán xét xử vụ án về tội danh mua bán người được dễ dàng hơn, Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, giải thích về một số tình tiết liên quan đến định khung hình phạt tại Điều 3 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ và phân công, sắp đặt vai trò của những người cùng thực hiện tội phạm.

Phạm tội vì động cơ đê hèn là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để trả thù; để trốn tránh trách nhiệm của bản thân; phạm tội đối với người mình mang ơn hoặc những hành vi phạm tội khác thể hiện sự bội bạc, phản trắc.

Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới nước CHXHCN Việt Nam là trường hợp người phạm tội đã hoặc đang đưa nạn nhân ra khỏi biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất của nước CHXHCN Việt Nam. Nếu đã thực hiện thủ tục xuất cảnh đối với nạn nhân cũng xem là đưa nạn nhân ra khỏi biên giới nước CHXHCN Việt Nam.

Phạm tội 2 lần trở lên là trường hợp người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi từ 2 lần trở lên nhưng đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự .

Có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi từ 5 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi làm nguồn sống chính.

Đã lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân là trường hợp người phạm tội mua bán người hoặc mua bán người dưới 16 tuổi, sau đó đã lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân.

Tạm giữ hai chị em ‘xin trẻ về nuôi’ với giá 35 triệu đồng

Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP còn có hướng dẫn mới về tội danh mua bán người đó là việc truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cụ thể như: Sử dụng thủ đoạn đưa người đi lao động nước ngoài; Người phạm tội lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi; Trường hợp có nhiều hành vi phạm tội.

Vào giữa tháng 2/2019, tổ công tác của Công an TP Móng Cái phát hiện hai xe ôm chở theo hai phụ nữ bế bé sơ sinh di chuyển theo hướng đường Hùng Vương về hướng cây xăng thuộc khu 7, phường Hải Yên, TP Móng Cái. Hai phụ nữ này là chị Nguyễn Thị Bích Yến (mang quốc tịch Trung Quốc, từng cư trú tại tỉnh Bình Thuận ) và Nguyễn Thị Bích Phương  ( trú tại huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).

tạm giữ hai người phụ nữ vờ xin trẻ về nuôi
tạm giữ hai người phụ nữ vờ xin trẻ về nuôi

Cơ quan CSĐT Công an TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định tạm giữ hình sự với 2 người phụ nữ là chị em ruột này để điều tra làm rõ hành vi vờ nhận nuôi trẻ sơ sinh để đưa sang Trung Quốc. Hiện hai cháu bé đã được Công an TP Móng Cái bàn giao tới cơ sở bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tỉnh Quảng Ninh.

Trong thời gian sinh sống tại nhà chồng ở Trung Quốc, Trần Hải Tiêu đặt vấn đề với Yến về Việt Nam tìm một bé trai sơ sinh rồi đưa sang Trung Quốc cho gia đình anh trai của Trần Hải Tiêu nuôi và hứa hẹn anh trai của Tiêu sẽ trả tiền công cho Yến theo thỏa thuận. Yến đồng ý. Theo lời ông Tiêu thì nhận thấy gia đình của anh trai Tiêu có nhu cầu nuôi con nuôi và cần xin một bé trai, tuy nhiên không biết sự thật phía sau còn có mục đích gì khác hay không, sau khi về Việt Nam Yến đã xin hai bé sơ sinh gồm 1 bé trai và 1 bé gái và Yến có đưa một khoản tiền cho hai người phụ nữ đã cho con nuôi cho mình mỗi người 35 triệu đồng. Sau đó cùng chồng đón xe ôm nhằm nhập cảnh trái phép vào Trung Quốc qua đường biên giới phường Hải Yên, TP Móng Cái. Căn cứ theo Điều 7 Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐTP thì hành vi của vợ chồng chị Yến cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sử dụng thủ đoạn môi giới nuôi con nuôi.

Trên đây là toàn bộ nội dung của bài viết Hướng dẫn mới về tội danh mua bán người. Nếu bạn còn có thắc mắc gì về vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Luật sư Hình sự của chúng tôi qua hotline 1900 63 63 87 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, chi tiết. Xin cảm ơn.

>>>Xem thêm: Sử dụng thủ đoạn nhằm trục lợi khi làm “ông mai-bà mối” có thể bị khởi tố hình sự

*Lưu ý: Nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp. Mọi thắc mắc, góp ý xin vui lòng liên hệ về email: chuyentuvanluat@gmail.com.

4.6 (16 bình chọn)

Bài viết được Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến
Tham vấn bởi Luật sư: Võ Tấn Lộc - Tác giả: Vũ Thị Hải Yến

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý - Vũ Thị Hải Yến

Lĩnh vực tư vấn: hành chính, dân sự, đất đai, di chúc, thừa kế.

Trình độ đào tạo: Trường Đại học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 2 năm

Tổng số bài viết: 899 bài viết