Luật Dân sự

Tài Liệu Chứng Cứ Khi Nộp Đơn Khởi Kiện Dân Sự

1) Các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) về “Đơn khởi kiện” thì “Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.”

Tài Liệu Chứng Cứ Khi Nộp Đơn Khởi Kiện Dân Sự

>>Xem thêm: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự

Từ đây có thể thấy khi nộp đơn khởi kiện thì người khởi kiện phải gửi kèm theo tài liệu, chứng cứ để chứng minh họ là người có quyền khởi kiện và những yêu cầu của họ là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp vì lý do khách quan nên họ không thể nộp ngay đầy đủ các tài liệu, chứng cứ, thì họ phải nộp các tài liệu, chứng cứ ban đầu chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Toà án trong quá trình giải quyết vụ án.

Điều này được cụ thể hóa tại Khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 về “Nghĩa vụ chứng minh”: “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.”

Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ. Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của BTTDS 2015 để giải quyết vụ việc dân sự.

Theo như khoản 2 Điều 96 BLTTDS 2015 thì giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.

>>>Xem thêm: Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp di chúc không hợp lệ

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực.

Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ thì do thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS 2015.

Ngoài ra khi người khởi kiện giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì họ phải sao gửi tài liệu, chứng cứ đó cho người bị kiện hoặc người đại diện hợp pháp của họ; đối với tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của BLDS 2015 hoặc tài liệu, chứng cứ không thể sao gửi được thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

2) Căn cứ, cơ sở để xác định quyền và lợi ích xâm phạm trong vụ án dân sự

Trong vụ án dân sự thì việc bị xâm phạm quyền và lợi ích của người khởi kiện sẽ được nêu rõ trong đơn khởi kiện đồng thời họ sẽ gửi kèm theo các tài liệu , chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm là có thật. Chính vì vậy căn, cơ sở để xác định quyền và lợi ích xâm phạm trong vụ án chính là tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ trong vụ án.

Căn cứ, cơ sở để xác định quyền và lợi ích xâm phạm trong vụ án dân sự

>>>Xem thêm: Quy định bảo hành trong hợp đồng mua bán

Trong BLTTDS 2015 đã đưa ra các Điều luật để xác minh tính chính xác và hợp pháp của tài liệu, chứng cứ:

– Xác minh, thu thập chứng cứ

– Lấy lời khai của đương sự

– Lấy lời khai của người làm chứng

– Đối chất

– Xem xét, thẩm định tại chỗ

– Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định

– Trưng cầu giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo

– Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản

– Đánh giá chứng cứ

>>>Xem thêm: Thủ tục thừa kế cổ phần doanh nghiệp thực hiện như thế nào?

Trong trường hợp đương sự không chứng minh được quyền và lợi ích bị xâm phạm thì căn cứ vào Điều 193 BLTTDS 2015 để yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Hết thời hạn sửa đổi, bổ sung tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phậm nếu đương sự vẫn không cung cấp được cho tòa thì tòa án căn cứ vào Điểm b Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015, được hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2017/HĐTP về việc trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao để trả lại đơn khởi kiện cho đương sự.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư Phan Mạnh Thăng qua hotline 1900 63 63 87 để được tư vấn.

Trân trọng./.

4.9 (12 bình chọn)

Bài viết được Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương
Nguyễn Văn Đệ - Luật sư kiểm duyệt: Nguyễn Trần Phương

Tác giả: Chuyên Viên Pháp Lý

Lĩnh vực tư vấn: Lao Động, Hôn Nhân Gia Đình, Dân Sự, Thừa Kế

Trình độ đào tạo: Đại Học Luật

Số năm kinh nghiệm thực tế: 3

Tổng số bài viết: 752 bài viết

3 thoughts on “Tài Liệu Chứng Cứ Khi Nộp Đơn Khởi Kiện Dân Sự

  1. Avatar
    Trịnh xuân hoan says:

    Chào bạn! Mình có một việc cần được giúp đỡ. Nhà hàng xóm bên cạnh nhà mình có gửi đơn kiện lên ấp về việc chỗ để thùng rác ngoài đường,trước cửa nhà mình luôn, vậy mà nhà họ ko cho để, họ đã làm đơn gửi lên ấp. Và ấp đã cho mời mình ngày mai lên giải quyết, thực ra mình rất bận ko có thời gian để lo mấy việc như vậy. Mình muốn hỏi mình nên làm như nào? Xin cảm ơn!

    • Avatar
      Triệu Hiếu Khánh says:

      Chào bạn Trịnh Xuân Hoan,
      Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chuyentuvanluat.com.
      Trường hợp của bạn thì bạn nên lên xã giải quyết cho dứt điểm, tránh để phát sinh tranh chấp lâu dài về sau.
      Trân trọng!

    • Avatar
      Nguyễn thị liệu says:

      Bạn ơi! Mình muốn nhờ tư vấn . Công ty mình cung cấp dichj vụ diêt va kiểm soát sinh vật gây hại cho hệ thống nhà hang món huế tại Hà Nội . Số tiền họ nợ mình la 177 tr. Vậy mình cần phai chuan bi nhưng thu tục j để khởi kiện ?
      Gửi đơn khởi kiện cho ai va bạn có mẫu đơn không ? Tư van giúp mình nhe . Tks bạn !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *